Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HC1, tạo ra 9,55 gam muối, số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HC1, tạo ra 9,55 gam muối, số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X


Đáp án:

nX = nHCl = [9,55 - 5,9] : 36,5 = 0,1 mol

⇒ M(X) = 5,9 : 0,1 = 59 

⇒ X: C3H9N (4 cấu tạo)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

X là hợp chất hữu cơ chứa C, H, N ; trong đó nitơ chiếm 15,054% về khối lượng. X tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Công thức của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X là hợp chất hữu cơ chứa C, H, N ; trong đó nitơ chiếm 15,054% về khối lượng. X tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Công thức của X?


Đáp án:

  Vì X tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl nên suy ra X có dạng RNH2.

    Trong X nitơ chiếm 15,05% về khối lượng nên ta có :

(14.100)/(R + 16) = 15,05

=> R = 77

=> R là C6H5

Công thức của X là C6H5–NH2.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao axit axetic được làm từ sản xuất nhiều hơn so với các axit hữu cơ khác.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao axit axetic được làm từ sản xuất nhiều hơn so với các axit hữu cơ khác.


Đáp án:

CH3COOH được sản xuất nhiều hơn vì nó có nhiều ứng dụng” Làm nguyên liệu để tổng hợp thuốc diệt cỏ 2,4 D – este, xenlulozơ axetat, …

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về ứng dụng của amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong một số trường hợp, khi người bệnh bị suy kiệt thì được bác sĩ chỉ định truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất đạm trong dịch truyền là


Đáp án:
  • Câu A. saccarozơ.

  • Câu B. amin.

  • Câu C. glucozơ.

  • Câu D. amino axit.

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt các dung dịch muối: FeCl3, FeCl2, MgCl2, AlCl3, NaCl và NH4Cl.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt các dung dịch muối: FeCl3, FeCl2, MgCl2, AlCl3, NaCl và NH4Cl.


Đáp án:

Trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Nhỏ dung dịch KOH từ từ cho đến dư vào các mẫu thử:

    - Mẫu nào xuất hiện kết tủa nâu ⇒ là dung dich FeCl3.

    FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl

  - Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng dần hóa nâu đung dịch FeCl2.

    FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl

    - Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng ⇒ dung dịch MgCl2.

    MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl

    - Mẫu nào không có hiện tượng nào xảy ra ⇒ dung dịch NaCl.

    - Mẫu nào xuất hiện kết tủa keo trắng, tan dần khi dư dung dịch KOH

    ⇒ dung dịch AlCl3.

    AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3 + 3KCl

    Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]

    - Mẫu nào có khí mùi khai bay ra ⇒ dung dịch NH4Cl.

    KOH + NH4Cl → KCl + NH3 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp chất rắn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp rắn X gồm các chất có cùng số mol gồm BaO, NaHSO4, FeCO3 vào lượng nước dư, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được rắn Y chứa ?

Đáp án:
  • Câu A. BaSO4

  • Câu B. BaO và BaSO4

  • Câu C. BaSO4 và Fe2O3

  • Câu D. BaSO4, BaO và Fe2O3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…