Thực hành tính chất của một vài dẫn xuất halogen, ancol và phenol
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành tính chất của một vài dẫn xuất halogen, ancol và phenol


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Thủy phân dẫn xuất halogen

- Tiến hành TN:

    + Thêm 2ml nước cất vào ống nghiệm chứa 0,5ml 1,2-đicloetan

    + Cho tiếp 1ml dd NaOH 20%

    + Đun sôi, gạn lấy lớp nước. Axit hóa bằng HNO3 rồi thử bằng dd AgNO3

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng là AgCl

- Giải thích: 1,2-đicloetan bị thủy phân trong môi trường kiềm khi đun nóng tạo thành ancol. Cl- sinh ra phản ứng với AgNO3 tạo kết tủa trắng AgCl

hí nghiệm 2: Tác dụng của glixetol với đồng(II) hidroxit

- Tiến hành TN:

    + Cho vào ống nghiệm 2 ống nghiệm: Mỗi ống 3 giọt dd CuSO4 5% và 2ml dd NaOH 10%

    + Nhỏ tiếp vào ống thứ nhất 5 giọt glixerol, ống thứ hai 5 giọt etanol

+ Quan sát. Sau đó nhỏ từ từ dd HCl vào cả 2 ống nghiệm, quan sát.

- Hiện tượng:

    + Lúc đầu khi nhỏ CuSO4 vào dd NaOH ở 2 ống nghiệm cùng xuất hiện kết tủa.

    + Ống 1: Khi nhỏ glixerol , tạo phức chất màu xanh thẫm

    + Ống 2: Khi nhỏ etanol không có hiện tượng gì

- Giải thích:

Glixerol tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh đậm do có các nhóm OH đính ở những nguyên tử C cạnh nhau.

PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

Thí nghiệm 3: Tác dụng của phenol với brom

- Tiến hành TN: Nhỏ từ từ từng giọt nước brom vào ống nghiệm chứa dung dịch phenol

- Hiện tượng: dung dịch brom mất màu, có kết tủa trắng xuất hiện.

- Giải thích: Brom thế vào nhân thơm ở phenol tạo kết tủa 2,4,6-tribromphenol.

Thí nghiệm 4: Phân biệt etanol, glixerol và phenol

- Tiến hành TN:

    + Lấy 3 ống nghiệm: mỗi ống nghiệm chứa lần lượt các dung dịch etanol (ống 1), glixerol (ống 2) và phenol (ống 3)

    + Nhỏ dung dịch brom lần lượt vào 3 ống nghiệm

- Hiện tượng

    + Ống nghiệm 3 chứa phenol làm mất màu dung dịch brom và xuất hiện kết tủa.

- Tiếp tục nhỏ vào 2 ống nghiệm còn lại: Mỗi ống 3 giọt dd CuSO4 5% và 2ml dd NaOH 10%

- Hiện tượng:

    + Ống nghiệm 2 chứa glixerol: xuất hiện kết tủa sau đó tan ngay thành phức tan màu xanh

PTHH:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

+ Ống 1 chứa etanol thấy xuất hiện kết tủa

PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1) Khí SO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. (2) Khí CO2 gây ra hiện tượng mưa axit. (3) Các dạng nhiên liệu như than, dầu mỏ và khí tự nhiên được gọi là nhiên liệu hóa thạch. (4) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon. (5) Các nguồn năng lượng: thủy điện, gió, mặt trời đều là những nguồn năng lượng sạch. Những phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. (3), (4), (5).

  • Câu B. (1), (2), (4).

  • Câu C. (1), (2), (4), (5).

  • Câu D. (2), (3), (4), (5).

Xem đáp án và giải thích
Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. a) Viết cấu hình electron để xác định hai nguyên tố A và B thuộc chu kì nào, nhóm nào. b) So sánh tính chất hóa học của chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.

a) Viết cấu hình electron để xác định hai nguyên tố A và B thuộc chu kì nào, nhóm nào.

b) So sánh tính chất hóa học của chúng.


Đáp án:

a) Gọi số điện tích hạt nhân của nguyên tố A là ZA, số điện tích hạt nhân của nguyên tố B là ZB. Theo đề bài ta có

ZA - ZB =1 và ZA + ZB = 25 => ZA = 13 (Al); ZB = 12 (Mg)

b) Cấu hình electron của Al: ls22s22p63s23p1. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA

Cấu hình electron của Mg: ls22s22p63s2. Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA

b) Al và Mg thuộc cùng chu kì. Theo quy luật, Mg có tính kim loại mạnh hơn Al.

Xem đáp án và giải thích
Khẳng định đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất sau: C2H2, C6H5OH (phenol), C2H5OH, HCOOH, CH3CHO, CH3COCH3, C2H4. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về các chất trong dãy trên?

Đáp án:
  • Câu A. Có 2 chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

  • Câu B. Có 3 chất có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH.

  • Câu C. Có 4 chất có khả năng làm mất màu nước brom.

  • Câu D. Có 6 chất có khả năng phản ứng với H2 (xúc tác Ni, nung nóng)

Xem đáp án và giải thích
Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl2 nóng chảy, phản ứng nào xảy ra ở catot (cực âm)?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl2 nóng chảy, phản ứng nào xảy ra ở catot (cực âm)?


Đáp án:
  • Câu A. Mg → Mg2+ + 2e

  • Câu B. Mg2+ + 2e → Mg

  • Câu C. 2Cl- →Cl2 + 2e

  • Câu D. Cl2 + 2e → 2Cl-

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau: a) anđêhit là chất khử yếu hơn xeton. [] b) anđêhit no không tham gia phản ứng cộng. [] c) anđêhit no là hơp chất mà nhóm –CHO đính với gốc hidrocacbon no hoặc H. [] d) công thức phân tử chung của các anđêhit no là CnH2nO. [] e) anđêhit không phả ứng với nước. []
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau:

a) anđêhit là chất khử yếu hơn xeton.     []

b) anđêhit no không tham gia phản ứng cộng.     []

c) anđêhit no là hơp chất mà nhóm –CHO đính với gốc hidrocacbon no hoặc H.     []

d) công thức phân tử chung của các anđêhit no là CnH2nO.     []

e) anđêhit không phả ứng với nước.     []


Đáp án:

a) S

b) S

c) Đ

d) S

e) S

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…