Thí nghiệm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các thí nghiệm sau: (1). Sục etilen vào dung dịch brom trong CCl4. (2). Cho phenol vào dung dịch đun nóng chứa đồng thời HNO3 đặc và H2SO4 đặc. (3). Cho axit stearic vào dung dịch Ca(OH)2. (4). Cho phenol vào nước brom. (5). Cho anilin vào nước brom. (6). Cho glyxylalanin vào dung dịch NaOH loãng, dư. (7). Cho HCOOH vào dung dịch AgNO3/NH3. Số thí nghiệm có kết tủa xuất hiện là

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5 Đáp án đúng

Giải thích:

Các thí nghiệm có kết tủa là: (2). Cho phenol vào dung dịch đun nóng chứa đồng thời HNO3 đặc và H2SO4 đặc. (3). Cho axit stearic vào dung dịch Ca(OH)2. (4). Cho phenol vào nước brom. (5). Cho anilin vào nước brom. (7). Cho HCOOH vào dung dịch AgNO3/NH3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trung hòa 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacbocylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trung hòa 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacbocylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là bao nhiêu?


Đáp án:

RCOOH + Na → RCOONa

1 mol axit → 1 mol muối tăng 22g

⇒ naxit = (5,2 - 3,88)/22 = 0,06 mol

Gọi công thức trung bình của 2 axit là:

MX = 14ntb + 32 = 3,88 : 0,06 = 194/3 ⇒ ntb = 7/3

⇒ V = 3,36 lít.

Xem đáp án và giải thích
Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học: a) CaO, CaCO3 b) CaO, MgO Viết các phương trình phản ứng hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:

a) CaO, CaCO3

b) CaO, MgO

Viết các phương trình phản ứng hóa học.


Đáp án:

Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau:

a) CaO và CaCO3.

Lẫy mẫu thử từng chất cho từng mẫu thử vào nước khuấy đều.

Mẫu nào tác dụng mạnh với H2O là CaO.

Mẫu còn lại không tan trong nước là CaCO3.

PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2

b) CaO và MgO.

Lấy mẫu thử từng chất và cho tác dụng với H2O khuấy đều.

Mẫu nào phản ứng mạnh với H2O là CaO.

Mẫu còn lại không tác dụng với H2O là MgO.

PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau: a. Fe2(SO4)3 + NaOH b. NH4Cl + AgNO3 c. NaF + HCl d. MgCl2 + KNO3 e. FeS (r) + 2HCl g. HClO + KOH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:

a. Fe2(SO4)3 + NaOH

b. NH4Cl + AgNO3

c. NaF + HCl

d. MgCl2 + KNO3

e. FeS (r) + 2HCl

g. HClO + KOH


Đáp án:

a. Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3 Na2SO4 + 2Fe(OH)3 ↓

    Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 ↓

b. NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl ↓

   Ag+ + Cl- → AgCl ↓

c. NaF + HCl → NaCl + HF

    H+ + F+ → HF

d. MgCl2 + KNO3 → Không có phản ứng

e. FeS (r) +2HCl → FeCl+ H2S ↑

    FeS (r) + 2H+ → Fe2+ + H2S ↑

g. HClO +KOH → KClO + H2O

    HClO + OH- → H2O + ClO-

Xem đáp án và giải thích
Vì sao thức ăn nấu khê cháy dễ gây ung thư ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Vì sao thức ăn nấu khê cháy dễ gây ung thư ?


Đáp án:

Theo các chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới, nấu thức ăn quá cháy dễ gây ung thư. Chất asparagin trong thực phẩm dưới nhiệt độ cao sẽ kết hợp với đường tự nhiên trong rau quả, hay các thực phẩm giàu chất cacbohyđrat tạo thành chất acylamind, tác nhân chính gây ra bệnh ung thư. Ăn nhiều thịt hun khói và các chất bảo quản thực phẩm chứa nitrosamin có trong rau ngâm, thịt hun khói làm gia tăng ung thư miệng, thực quản, thanh quản, dạ dày. Ăn nhiều chất béo có liên quan đến ung thư vú, đại tràng, thực tràng, niêm mạc tử cung. Thuốc trừ sâu nitrofen là chất gây ung thư và dị tật bào thai. Hoá chất độc đáo hại ethinnylestradiol và bisphe – nol A có trong túi nilon và hộp nhựa tái sinh dùng đựng thức ăn gây hại cho bào thai.

Xem đáp án và giải thích
Cho dung dịch A chứa các cation Ba2+, Fe3+, Cu2+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch A chứa các cation Ba2+, Fe3+, Cu2+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong A.


Đáp án:

Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ NaOH vào, lọc lấy kết tủa đem hòa tan bằng dung dịch NH3 thấy kết tủa tan một phần tạo thành dung dịch có màu xanh thẫm ⇒ có Cu2+

Cu2+ + 2OH- → Cu (OH)2

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Phần kết tủa không tan trong NH3 có màu nâu đỏ là Fe(OH)3 ⇒ có Fe3+

Fe3+ +3OH- → Fe(OH)3 màu nâu đỏ.

Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ Na2SO4 và một ít dung dịch H2SO4 loãng vào, thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit H2SO4. Đó là BaSO4 trong dung dịch có chứa ion Ba2+

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…