Thí nghiệm 1. Điều chế và thử tính chất của etilen
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thí nghiệm 1. Điều chế và thử tính chất của etilen


Đáp án:

- Tiến hành thí nghiệm: Như SGK

- Hiện tượng và giải thích: Dung dịch có sủi bọt khí bay lên.

C2H5OH --t0,H2SO4--> 

CH2 = CH2 + H2O

   + Đốt khí thấy khí này cháy và tỏa nhiều nhiệt.

   + Khí bay lên tác dụng dung dịch KMnO4 thì ta thấy màu dung dịch bị nhạt dần và có kết tủa nâu đen của MnO2.

3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3HO-CH2-CH2-OH + 2MnO2↓ + 2KOH

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập liên quan tới phản ứng thủy phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây không bị thủy phân?


Đáp án:
  • Câu A. Tinh bột.

  • Câu B. Fructozơ.

  • Câu C. Xenlulozơ.

  • Câu D. Saccarozơ.

Xem đáp án và giải thích
Hãy dùng số đếm theo IUPAC gọi tên thay thế các hợp chất tiếp theo trong các dãy sau
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy dùng số đếm theo IUPAC gọi tên thay thế các hợp chất tiếp theo trong các dãy sau

CHCl3; CCl4; Cl3C-CHCl2; Cl3C-CCl3; CBr4


Đáp án:

CHCl3 (triclometan);

CCl4 (tetraclometan);

Cl3C-CHCl2 (pentacloetan);

Cl3 C-CCl3 (hexacloetan);

CBr4(tetrabrommetan)

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định công thức anken dựa vào phản ứng hiđrat hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là:


Đáp án:
  • Câu A. 2-metylpropen và but-1-en.

  • Câu B. propen và but-2-en

  • Câu C. eten và but-2-en.

  • Câu D. eten và but-1-en.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau: a) Liên kết ion. b) Liên kết cộng hóa trị không cực. c) Liên kết cộng hóa trị có cực.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau:

a) Liên kết ion.

b) Liên kết cộng hóa trị không cực.

c) Liên kết cộng hóa trị có cực.


Đáp án:

So sánh Liên kết cộng hóa trị không cực Liên kết cộng hóa trị có cực Liên kết ion
Giống nhau về mục đích Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e)
Khác nhau về cách hình thành liên kết Dùng chung e. Cặp e không bị lệch Dùng chung e. Cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn Cho và nhận electron
Thường tạo nên Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau Giữa kim loại và phi kim
Nhận xét Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion.

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân 2,61 gam đipeptit X (tạo bởi các α-amino axit chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm NH2 trong phân tử) trong dung dịch NaOH dư, thu được 3,54 gam muối. Đipeptit X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân 2,61 gam đipeptit X (tạo bởi các α-amino axit chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm NH2 trong phân tử) trong dung dịch NaOH dư, thu được 3,54 gam muối. Đipeptit X là


Đáp án:

Ta có: nX = x mol; 

--> nNaOH = 2x mol và nH2O = x mol

BTKL => 2,61 + 40.2x = 3,54 + 18x

=> x = 0,015 mol

=> MX = 174

=> X là Gly-Val

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…