Trong danh mục vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm. Bộ y tế có quy định 5 chất ngọt nhân tạo được dùng trong chế biến lương thực thực phẩm, nhưng có quy định liều lượng sử dụng an toàn. Thí dụ chất Acesulfam K, liều lượng có thể chấp nhân được là 0 - 15 mg/kg trọng lượng cơ thể trong một ngày. Như vậy, một người nặng 60 kg trong một ngày có thể dùng được tối đa là?
Như vậy, một người nặng 60kg, trong một ngày có thể dùng lượng chất đó tối đa là 15 . 60 = 900 mg.
Viết phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển đổi sau:
- Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
- Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
- Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.
Cho các phát biểu sau:
(1) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.
(2) Ở bước 2 thì anilin tan dần.
(3) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
(4) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.
(5) Sau khi làm thí nghiệm, rửa ống nghiệm bằng dung dịch HCl, sau đó tráng lại bằng nước sạch.
Số phát biểu đúng là
- Cho nước cất vào anilin lắc đều sau đó để yên một chút sẽ thấy tách làm 2 lớp nước ở trên, anilin ở dưới (do anilin nặng hơn nước và rất ít tan trong nước trong nước).
- Cho HCl vào thu được dung dịch đồng nhất (do anilin tan được trong HCl, tạo muối tan)
C6H5NH2 + HCl --> C6H5NH3Cl
- Cho NaOH vào dung dịch thu được vẫn đục, lại chia làm 2 lớp, lớp dưới là do anilin tạo ra, lớp trên là dung dịch nước muối ăn.
C6H5NH3Cl + NaOH --> C6H5NH2 + NaCl + H2O
Các phát biểu đúng là (1), (2), (4), (5).
Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nowtron, electron là 115 và số khối là 80. Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của X là gì?
Số electron trong nguyên tử X là 35
Cấu hình electron trong nguyên tử của X là 1s22s22p63s23p63d104s24p5 . Vậy X có 4 lớp electron và 7 electron lớp ngoài cùng.
Cho các chất sau:
(1). Amoniac (2). Anilin (3). P – Nitroanilin
(4). P – Metylanilin (5). Metylamin (6). Đimetylamin
Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần
(3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)
- Vòng benzen hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơn có tính bazơ yếu hơn NH3
- Gốc metyl – CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm – CH3 có tính bazơ mạnh hơn NH3.
Trong các amin thơm, nhóm nitro –NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazơ yếu nhất.
Khi cho oxit của một kim loại hoá trị n tác dụng với dung dịch HNO3 dư thì tạo thành 34 g muối nitrat và 3,6 g nước (không có sản phẩm khác). Hỏi đó là oxit của kim loại nào và khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng là bao nhiêu ?
Phản ứng chỉ tạo ra muối nitrat và nước, chứng tỏ n là hoá trị duy nhất của kim loại trong oxit. Đặt công thức của oxit kim loại là M2On và nguyên tử khối của M là A.
Phương trình hoá học :
M2On + 2nHNO3 2M(NO3)n + nH2O (1)
Theo phản ứng (1), khi tạo thành 1 mol [tức (A + 62n gam)] muối nitrat thì đồng thời tạo thành mol (tức 9n gam) nước.
(A + 62n) gam muối nitrat - 9n gam nước
34 gam muối nitrat - 3,6 gam nước
Ta có tỉ lệ : (
Giải phương trình được A = 23n. Chỉ có nghiệm n = 1, A = 23 là phù hợp. Vậy kim loại M trong oxit là natri.
Phản ứng giữa Na2O và HNO3 :
Na2O + 2HNO3 2NaNO3 + H2O (2)
Theo phản ứng (2) :
Cứ tạo ra 18 gam H2O thì có 62 gam Na2O đã phản ứng
Vậy tạo ra 3,6 gam H2O thì có x gam Na2O đã phản ứng
x = ( = 12,4 (g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet