Tại sao trong các hợp chất nitơ chỉ có hóa trị tối đa là 4, trong khi đối với các nguyên tố còn lại hóa trị tối đa của chúng là 5?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao trong các hợp chất nitơ chỉ có hóa trị tối đa là 4, trong khi đối với các nguyên tố còn lại hóa trị tối đa của chúng là 5?


Đáp án:

Nguyên tử nitơ không có obitan d trống, nên ở rạng thái kích thích không xuất hiện 5 electron độc thân để tạo thành 5 liên kết cộng hóa trị. Ngoài khả năng tạo 3 liên kết cộng hóa trị bằng sự góp chung electron, nitơ còn có khả năng tạo thêm 1 liên kết cho – nhận. Các nguyên tố còn lại của nhóm VA khi ở trạng thái kích thích nguyên tử của chúng xuất hiện 5 electron độc thân nên có khả năng tạo 5 liên kết cộng hóa trị.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X và Y với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị gần đúng nhẩt của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X và Y với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị gần đúng nhẩt của m là?


Đáp án:

A + NaOH → H2NCH2COONa + H2NC2H4COONa + H2 (1)

A + O2 → CO2 + H2O + N2 (2)

nNaOH = 0,28 + 0,4 = 0,68 mol; nH2O = 0,14 mol

bảo toàn khối lượng: mA = 0,28.97 + 0,4.111 + 0,14.8 – 0.68.10 = 46,88 gam

bảo toàn nguyên tố H:

nH2O(2) = 1/2. nH(trong A) = 1/2. [nH(muối glyxin) + nH(muối alanin) + 2nH2O (1) – nH( trong NaOH)]

nH2O(2) = 1/2(0,28. 4 + 0,4. 6 + 2. 0,14 – 0,68) = 1,56 mol ⇒ mH20 = 28,08 gam

nCO2 = nC trong A = 0,28.2 + 0,4.3 = 1,76 mol

mCO2 = 77,44 gam

Ta có: khi đốt cháy 46,88 gam A → mCO2 + mH2O = 105,52 gam

⇒ đốt cháy m gam A → mCO2 + mH2O = 63,312gam

⇒ m = 63,312 x (46,88/105,52) = 28,128 ≈ 28 gam

Xem đáp án và giải thích
Làm thế nào để phân biệt khí CO2 và khi O2. - Bằng Phương pháp vật lí - Bằng Phương pháp hóa học?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm thế nào để phân biệt khí CO2 và khi O2.

- Bằng Phương pháp vật lí

- Bằng Phương pháp hóa học?


Đáp án:

Phương pháp vật lí: nén ở áp suất cao CO2 dễ hóa lỏng hơn O2

Phương pháp hóa học. đùng dung dịch nước vôi trong dư nhận biết được CO2 vì tạo ra kết tủa trắng. Mẫu còn lại là O2.

CO2+Ca(OH)2→CaCO3↓+H2O

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì sao?


Đáp án:

Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì hiđro và oxi là hai chất khí, nên khi cháy gây tiếng nổ.

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng dung dịch chứa 18 gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ với một lượng dư Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tới khi phản ứng hoàn toàn tạo thành m gam kết tủa Cu2O. Giá trị của m
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng dung dịch chứa 18 gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ với một lượng dư Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tới khi phản ứng hoàn toàn tạo thành m gam kết tủa Cu2O. Giá trị của m?


Đáp án:

Nhận thấy glucozơ và fructozơ đều phản ứng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

⇒ nglucozơ + nfructozơ = nCu2O ⇒ nCu2O = 18: 180 = 0,1 mol ⇒ mCu2O = 14,4 gam.

Xem đáp án và giải thích
Kim loai
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho khí H2S đi vào dung dịch muối Pb(NO3)2, có hiện tượng gi?

Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch có màu vàng

  • Câu B. Có vẩn đen

  • Câu C. Có vẩn vàng

  • Câu D. Không có hiện tượng gì.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…