Câu A. 4 Đáp án đúng
Câu B. 6
Câu C. 5
Câu D. 3
(1). H2S+ SO2 → Sinh ra S (là phản ứng oxi hóa – khử) (2). Ag + O3 → Sinh ra O2 (là phản ứng oxi hóa – khử) (3). Na2SO3 + H2SO4 loãng → Sinh ra SO2 (không phải oxi hóa – khử) (4) SiO2+ Mg → Sinh ra Si (là phản ứng oxi hóa – khử) (5). SiO2 + HF → (không phải oxi hóa – khử) (6). Al2O3 + NaOH → (không phải oxi hóa – khử) (7). H2O2 + Ag2O → Sinh ra O2 (là phản ứng oxi hóa – khử) (8). Ca3P2 + H2O→ (không phải oxi hóa – khử)
Giải thích các hiện tượng sau:
a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt
b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên
c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu
a. Khi ta nhai kĩ thấy cơm có vị ngọt do trong quá trình nhai, men amilaza có trong nước bọt thủy phân tinh bột thành dextrin rồi thành mantozo
b. Miếng cơm cháy có thành phần dextrin nhiều hơn miếng cơm phía trên
c. Chuối xanh có chứa tinh bột còn khi chuối chín tinh bột đã bị chuyển thành glucozo. Đó là nguyên nhân tại sao khi nhỏ iot vào mặt cắt quả chuối xanh thấy màu xanh lam
Hãy viết bảng tóm tắt về những kim loại trong nhóm 1B về:
a. Cấu tạo nguyên tử: số lớp electron, số lớp electron ngoài cùng, cấu hình electron ngoài cùng (dạng viết gọn).
b. Tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản.
c. Ứng dụng của các kim loại trong nhóm.
a)
Số lớp electron | Số electron lớp ngoài cùng | Cấu hình electron | |
29Cu | 4 | 3d104s1 | [Ar]3d104s1 |
47Ag | 5 | 4d105s1 | [Kr]4d105s1 |
79Au | 6 | 5d106s1 | [Xe]4f145d106s1 |
b)
Tính chất vật lí cơ bản | Tính chất hóa học cơ bản | |
29Cu |
Là kim loại nặng, màu đỏ, dẻo, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Khối lượng riêng của đồng là 8,98 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy 1083oC. |
* Tác dụng với O2: 2Cu + O2 → 2CuO * Tác dụng với phi kim: Cu + Cl2 → CuCl2 * Tác dụng với axit có tính oxi hóa: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O |
47Ag |
Là kim loại nặng, màu trắng, mềm dẻo, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Khối lượng riêng của bạc là 10,5 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy 960,5oC |
* Tác dụng với O2: Ag không tác dụng với O2 * Tác dụng với phi kim: 2Ag + Cl2 → 2AgCl * Tác dụng với axit có tính oxi hóa 3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO↑ + 2H2O |
79Au |
Là kim loại nặng, màu vàng, dẻo, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Khối lượng riêng của vàng là 19,3 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy 1063oC. |
* Tác dụng với O2: Au không tác dụng với O2. * Tác dụng với phi kim: Au không tác dụng với phi kim. * Tác dụng với axit có tính oxi hóa: Au không tác dụng với axit oxi hóa, nhưng tác dụng được với nước cường toan (hỗn hợp HNO3; HCl được trộn theo tỉ lệ thể tích tương ứng 1:3) Au + HNO3 + 3HCl → AuCl3 + NO↑ + 2H2O |
c)
Ứng dụng | |
29Cu |
- Đồng thau là hợp kim Cu –Zn (45% Zn) có tính cứng và bền hơn đồng, dùng để chế tạo các chi tiết máy, chế tạo các thiết bị dùng trong công nghiệp đóng tàu biển. - Đồng bạch là hợp kim Cu – Ni (25% Ni), có tính bền, đẹp, không bị ăn mòn trong nước biển. Đồng bạch được dùng trong công nghiệp tàu thủy, đúc tiền,... - Đồng thanh là hợp kim Cu –Sn, dùng để chế tạo máy móc, thiết bị. - Hợp kim Cu –Au, trong đó 2/3 là Cu, 1/3 là Au (hợp kim này được gọi là vàng 9 cara), dùng để đúc các đồng tiền vàng, vật trang trí,... Các ngành kinh tế sử dụng đồng trên thế giới: + Công nghiệp điện: 58% + Kiến trúc xây dựng: 19% + Máy móc công nghiệp: 17% + Các nghành khác: 6% |
47Ag |
- Bạc tinh khiết được dùng để chế tạo đồ trang sức, vật trang trí, mạ bạc cho những vật bằng kim loại, chế tạo một số linh kiện trong kĩ thuật vô tuyến, chế tạo ắc quy (ắc quy Ag – Zn có hiệu điện thế 1,85V). - Chế tạo hợp kim, thí dụ hợp kim Ag – Cu, hợp kim Ag – Au. Những hợp kim này dùng để làm đồ trang sức, bộ đồ ăn, đúc tiền,... - Ion Ag+ (dù nồng độ rất nhỏ, chỉ khoảng 10-10 mol/l) có khả năng sát trùng diệt khuẩn. |
79Au |
Vàng được dùng làm đồ trang sức, mạ vàng cho những vật trang trí,... phần lớn vàng được dùng để chế tạo các hợp kim: Au – Cu; Au –Ni; Au – Ag,.. |
Nêu những điểm khác biệt trong cấu tạo nguyên tử giữa nitơ và photpho.
Những điểm khác biệt trong cấu tạo của nguyên tử N và P.
Cấu tạo nguyên tử N | Cấu tạo nguyên tử P |
- Cấu hình e của N(Z = 7) - 1s22s22p3 - Có hai lớp e và lớp ngoài cùng không có obitan trống. |
- Cấu hình e của P(Z = 17) - 1s22s22p63s23p3 - Có ba lớp e và lớp ngoài cùng có phân lớp 3d trống. |
Có 4 ống nghiệm không nhãn mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,1 M) : NaCl, Na2CO3, KHSO4, CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím cho vào từng dung dịch, quan sát sự thay đổi màu của nó có thể nhận biết dãy dung dịch nào ?
Cho quỳ tím vào từng chất:
+ Qùy tím chuyển sang màu đỏ là KHSO4
+ Qùy tím chuyển sang màu xanh là Na2CO3 và CH3NH2
+ Qùy tím không chuyển màu là NaCl
Câu A. 20,75%.
Câu B. 50,00%.
Câu C. 36,67%.
Câu D. 25,00%.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB