Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa rồi đun nóng nước còn lại thu thêm 2gam kết tủa nữa. Giá trị của a là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa rồi đun nóng nước còn lại thu thêm 2gam kết tủa nữa. Giá trị của a là bao nhiêu?


Đáp án:

Số mol CaCO3 là nCaCO3 = 3/100 = 0,03 (mol)

CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3↓ + H2O (1)

0,03 ⇐ 0,03 (mol)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)

0,04 ⇐ 0,02 (mol)

Số mol CaCO3 kết tủa thêm: nCaCO3 (3) = 0,02 mol.

Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 + H2O (3)

0,02 ⇐ 0,02 (mol)

Từ (1), (2) và (3) ⇒ nCO2= a = 0,03 + 0,04 = 0,07 (mol).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và hai axit cacboxylic (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este (giả thiết phản ứng este hoá đạt hiệu suất 100%). Tìm hai axit trong hỗn hợp X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và hai axit cacboxylic (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este (giả thiết phản ứng este hoá đạt hiệu suất 100%). Tìm hai axit trong hỗn hợp X?


Đáp án:

Gọi 2 axit có công thức chung là RCOOH.

Khi tham gia phản ứng với Na → nancol + naxit = 2nH2 = 0,6 mol

Vì các chất trong hỗn hợp phản ứng este hóa vừa đủ với nhau → naxit = nancol = 0,3 mol

→ nRCOOCH3 = naxit = 0,3 mol → (R + 44 + 15). 0,3 = 25

→15 (CH3) < R = 24,333 < 29 (C2H5)

Vậy axit kế tiếp nhau là CH3COOH.

Xem đáp án và giải thích
Có 3 đồ vật được làm bằng thép. Mỗi vật được mạ bằng một kim loại khác nhau là kẽm, thiếc, niken. Sự ăn mòn sẽ xảy ra như thế nào nếu trên bề mặt của chúng có những vết xây sát sâu tới lớp thép bên trong, khi chúng tiếp xúc lâu ngày với không khí ẩm? Giải thích và trình bày cơ chế ăn mòn đối với mỗi vật.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 đồ vật được làm bằng thép. Mỗi vật được mạ bằng một kim loại khác nhau là kẽm, thiếc, niken. Sự ăn mòn sẽ xảy ra như thế nào nếu trên bề mặt của chúng có những vết xây sát sâu tới lớp thép bên trong, khi chúng tiếp xúc lâu ngày với không khí ẩm? Giải thích và trình bày cơ chế ăn mòn đối với mỗi vật.




Đáp án:

Trình bày cơ chế ăn mòn điện hoá học xảy ra trong cặp ZnFe để đi đến kết luận là Zn bị ăn món, Fe được bảo vệ.

Trình bày cơ chế ăn mòn điện hoá học xảy ra với cặp FeSn để đi đến kếtluận là Fe bị ăn mòn, Sn không bị ăn mòn.

Trình bày cơ chế ăn mòn điện hoá học xảy ra với cặp FeNi để đi đến kết luận là Fe bị ăn mòn, Ni không bị ăn mòn.




Xem đáp án và giải thích
Cho 6g kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)? a) Thay 6g kẽm hạt bằng 6g kẽm bột. b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M. c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ phản ứng là 50oC. d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6g kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường.

Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)?

a) Thay 6g kẽm hạt bằng 6g kẽm bột.

b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.

c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ phản ứng là 50oC.

d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi ban đầu.


Đáp án:

a) Tốc độ phản ứng tăng lên (tăng diện tích bề mặt).

b) Tốc độ phản ứng giảm xuống (giảm nồng độ chất phản ứng).

c) Tốc độ phản ứng tăng.

d) Tốc độ phản ứng không thay đổi.

Xem đáp án và giải thích
Phương pháp thủy luyện
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thủy luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. Ca

  • Câu B. Fe

  • Câu C. Na

  • Câu D. Ag

Xem đáp án và giải thích
Điều chế
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng điều chế kim loại nào sau đây thuộc phản ứng thủy luyện?

Đáp án:
  • Câu A. CuO + CO → Cu + CO2

  • Câu B. 2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

  • Câu C. Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

  • Câu D. CuSO4 + H2O → Cu + 0,5O2 + H2SO4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…