Sục hỗn hợp khí CO2 và CO vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch nước lọc. Đổ dung dịch NaOH vào nước lọc thấy xuất hiện kết tủa. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sục hỗn hợp khí CO2 và CO vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch nước lọc. Đổ dung dịch NaOH vào nước lọc thấy xuất hiện kết tủa. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên


Đáp án:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓+ H2O     (1)

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2             (2)

Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3+ Na2CO3 + 2H2O        (3).




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài thực hành số 5: Tính chât của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 5: Tính chât của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng


Đáp án:

Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước

- Tiến hành TN:

    + Lấy 3 ống nghiệm

    + Rót nước vào ống nghiệm 1, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Na nhỏ

    + Rót vào ống nghiệm 2 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Mg nhỏ

    + Rót vào ống nghiệm 3 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Al đã cạo sạch lớp oxit.

- Hiện tượng:

Khi chưa đun:

    + Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

    + Ống 2 và ống 3 không có hiện tượng.

Giải thích: Ống 1 xảy ra phản ứng.

Na + H2O → NaOH + 1/2 H2.

Khí thoát ra là H2 dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.

- Ống 2 + 3: Không có hiện tượng do Mg và Al không phản ứng với H2O

Khi đun sôi:

    + Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

    + Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.

    + Ống 3: Không có hiện tượng.

- Giải thích

Ống 2: Mg tác dụng với nước ở nhiệt độ cao tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.

Mg + 2H2O     --t0--> Mg(OH)2  + H2

Ống 3: Lớp bảo vệ Al(OH)3 ngăn không cho Al tác dụng với nước ở mọi điều kiện

Kết luận: Khả năng phản ứng với nước Na > Mg > Al.

Thí nghiệm 2: Phản ứng của MgO với nước

- Tiến hành TN:

    + Cho vào ống nghiệm ít bột MgO, thêm 2ml H2O, lắc nhẹ

    + Lấy 1 giọt chất lỏng nhỏ vào giấy phenolphtalein

    + Sau đó đun sôi chất lỏng, để nguội

    + Nhỏ 1 giọt chất lỏng vào giấy phenolphtalein.

- Hiện tượng: Trước khi đun, dung dịch làm giấy phenol chuyển màu hồng nhạt

Khi đun sôi, dung dịch làm giấy phenol chuyển sang màu hồng

- Giải thích: Do MgO tan ít trong nước tạo Mg(OH)2 kết tủa trắng, tan 1 phần trong nước nên làm giấy phenol chuyển màu hồng nhạt.

Khi đun sôi, phản ứng xảy ra mạnh hơn nên dung dịch làm giấy phenol, chuyển sang màu hồng

PTHH: MgO + H2O → Mg(OH)2

Thí nghiệm 3: So sánh tính tan của muối CaSO4 và BaSO4

- Tiến hành TN:

    + Pha chế các dd CaCl2 và BaCl2 có cùng nồng độ mol

    + Cho vào ống 1: 2ml dd muối CaCl2; ống 2: 2ml dd muối BaCl2

    + Nhỏ vào mỗi ống 5 giọt dd CuSO4

- Hiện tượng:

    + Ống 1: dung dịch có màu xanh lam

    + Ống 2: xuất hiện kết tủa trắng đục

- Giải thích

    + Ống 1: CuSO4 đã tác dụng 2 phần với CaCl2 tạo ra muối CaSO4 ít tan và muối CuCl2 làm cho dung dịch có màu xanh

    + Ống 2: CuSO4 đã tác dụng với BaCl2 tạo ra muối BaSO4 kết tủa trắng

Kết luận: Tính tan của 2 muối: CaSO4 (ít tan) > BaSO4 (không tan)

PTHH

CuSO4 + CaCl2 → CuCl2 + CaSO4

CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4↓ trắng

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm X (C3H10O2N2 ) và Y (C4H12O4N2 ) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được amin Z có tỉ khối so với H2 bằng 15,5 và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được hỗn hợp G gồm 2 muối có số nguyên tử C bằng nhau. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong G có giá trị
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm X (C3H10O2N2 ) và Y (C4H12O4N2 ) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được amin Z có tỉ khối so với H2 bằng 15,5 và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được hỗn hợp G gồm 2 muối có số nguyên tử C bằng nhau. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong G có giá trị


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Cho 61,2g hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng, khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,361 NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và 2,4g kim loại. Cô cạn Y thu được m gam muối khan.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 61,2g hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng, khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,361 NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và 2,4g kim loại. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Tìm m?


Đáp án:

Quy đổi X thành hỗn hợp các đơn chất với: Cu (x mol); Fe ( 1,5y mol); O2 (y mol)

⇒ 64x + 116y = 61,2 - 2,4 = 58,8 (l)

Bảo toàn electron ta có: ne cho = ne nhận

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho 1 lượng bột Cu dư vào 200ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch C, khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1 lượng bột Cu dư vào 200ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch C, khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?


Đáp án:

Vì chỉ sinh ra khí NO nên ta có:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

           0,4      0,1             0,15

Nên sau khi cô cạn dung dịch X ta có: 0,15 mol Cu2+; 0,1 mol NO3-; 0,1 mol SO42-

→ mmuối khan = 25,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Khử hoàn toàn 24 gam đồng (II) oxit bằng khí hiđro. Hãy: a. Tính số gam đồng kim loại thu được; b. Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khử hoàn toàn 24 gam đồng (II) oxit bằng khí hiđro. Hãy:

a. Tính số gam đồng kim loại thu được;

b. Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.


Đáp án:

Số mol CuO: nCuO = 0,3 mol

H2 + CuO --t0--> Cu + H2O

a. Theo phương trình, nCu = nCuO = 0,3 mol

Khối lượng đồng kim loại thu được: mCu = nCu.MCu = 0,3.64 = 19,2 gam

b. Theo phương trình, nH2 = nCuO = 0,3 mol

Thể tích khí hiđro cần dùng ở đktc là: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,3 = 6,72 lít.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…