Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học ? Giải thích.
Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng hoá học do kim loại có tác dụng hoá học với môi trường xung quanh, kết quả là kim loại bị oxi hoá và mất đi tính chất quý báu của kim loại.
Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc). Tính số mol axit đã phản ứng?
4HNO3 + 3e → NO + 3NO3- + 2H2O ⇒ nHNO3 = 4nNO = 1,2 mol
Cho 0,1 mol một α-amino axit X có mạch C không phân nhánh tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M thu được 19,1 gam muối. Công thức của X là:
nX : nNaOH = 1:2 nên X có 2COOH
Muối sẽ có dạng R(COONa)2 0,1 mol
M muối = R + 134 = 19,1/0,1 => R = 57
Chọn R là NH2-C3H5
X là HOOC-CH2CH(NH2)COOH
Nhận biết lọ đựng Fe và Fe2O3 bằng phương pháp hóa học trong 3 lọ hóa chất đựng hỗn hợp các chất rắn sau Fe và FeO; Fe và Fe2O3; FeO và Fe2O3 chỉ cần dùng loại thuốc thử nào
Fe và Fe2O3 tan 1 phần trong HNO3 đặc nguội không có khí, 2 cái còn lại có khí
Fe và Fe2O3 khi cho vào HCl hay H2SO4loãng cho dung dịch màu vàng nâu, có khí; Fe và FeO cho dung dịch màu lục nhạt (gần như trong suốt và có khí); FeO và Fe2O3 cho dung dịch màu vàng nâu và không có khí.
Vậy nên có thể dùng cả 3 dung dịch này để phân biệt 3 nhóm hỗn hợp 2 chất trên.
Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là bao nhiêu?
nCu = 0,12 mol.
nCu(NO3)2 = nCu = 0,12 mol.
=> mCu(NO3)2 = 0,12 x 188 = 22,56.
Khử hoàn toàn 0,1 mol oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao, rồi dẫn sản phẩm tạo thành vào dung dịch nước vôi trong dư, thấy tạo thành 30 gam kết tủa. Xác định công thức của oxit sắt.
nCO2 = nCO = 0,3 (mol) = nO trong oxit
Cứ 0,1 mol FexOy có 0,3 mol nguyên tử O ⇒ y = 3 ⇒ x = 2
Công thức của oxit là Fe2O3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet