Số miligam KOH dùng để xà phòng hoá hết lượng triglixerit có trong 1 g chất béo được gọi là chỉ số este của loại chất béo đó. Tính chỉ số este của một loại chất béo chứa 89% tristearin.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Số miligam KOH dùng để xà phòng hoá hết lượng triglixerit có trong 1 g chất béo được gọi là chỉ số este của loại chất béo đó. Tính chỉ số este của một loại chất béo chứa 89% tristearin.



Đáp án:

Trong 1 g chất béo có 0,89 g tristearin tương ứng với số mol là 0,001 mol.

nKOH = 3.0,001 = 0,003 (mol)

mKOH= 0,003.56 = 0,168 (g) = 168 mg.

Vậy chỉ số este của mẫu chất béo trên là 168.







Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH , đun nóng thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối .Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH , đun nóng thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối .Giá trị của m là 


Đáp án:

 = 92 = 0,1 mol

→ nNaOH = 3. = 3.0,1 = 0,3 mol

Bảo toàn khối lượng:

chất béo + mNaOH = m muối + 

→ m chất béo + 0,3.40 = 91,8 + 9,2

→ m chất béo = 89 gam

Xem đáp án và giải thích
Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng trùng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?

Đáp án:
  • Câu A. nước Br2.

  • Câu B. dung dịch NaOH

  • Câu C. dung dịch HCl.

  • Câu D. dung dịch NaCl.

Xem đáp án và giải thích
Biểu thức liên hệ giữa a, b và m
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam bột sắt vào dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi các phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được a gam kết tủa T gồm hai hidroxit kim loại. Nung T đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn. Biểu thức liên hệ giữa m, a, b có thể là

Đáp án:
  • Câu A. m = 8,225b – 7a.

  • Câu B. m = 8,575b – 7a.

  • Câu C. m = 8,4 – 3a.

  • Câu D. m = 9b – 6,5a.

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2.

- Tiến hành TN:

   + Cho đinh sắt đã đánh sạch vào ống nghiệm

   + Rót vào đó 3-4ml dd HCl

   + Đun nóng nhẹ, quan sát hiện tượng.

- Hiện tượng: Phản ứng xảy ra, bọt khí ra chậm, khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu lục nhạt.

Khi kết thúc phản ứng, màu của dung dịch chuyển sang màu vàng

- Giải thích:

   + Fe phản ứng với HCl và phản ứng xảy ra nhanh hơn ở nhiệt độ cao. 1 thời gian sau một phần Fe2+ bị oxi hóa trong không khí → Fe3+ nên dung dịch chuyển từ màu xanh màu vàng

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2FeCl2 + O2 + 2HCl → 2FeCl3 + H2O

Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2.

- Tiến hành TN:

   + Lấy dd FeCl2 điều chế ở TN1 cho tác dung với dd NaOH theo trình tự sau:

Đun sôi 4-5ml dd NaOH trong ống nghiệm để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dd.

Rót nhanh 2ml dd FeCl2 và dd NaOH

- Hiện tượng:

Lúc đầu kết tủa xuất hiện màu trắng xanh. Để lâu thấy xuất hiện kết tủa màu vàng rồi sau đó đến cuối buổi chuyển sang màu nâu Fe(OH)3.

- Giải thích:

Muối sắt(II) phản ứng với NaOH tạo ra kết tủa trắng xanh Fe(OH)2. Sau 1 thời gian Fe(OH)2 bị oxi hóa thành Fe(OH)3. Kết tủa màu vàng là hỗn hợp Fe(OH)2 và Fe(OH)3 rồi tiếp tục chuyển hẳn sang màu nâu là Fe(OH)3 khi đã oxi hóa hết Fe(OH)2.

PTHH:

FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 ↓ trắng xanh + NaCl

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)2↓ đỏ nâu

Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7.

- Tiến hành TN:

   + Cho 1 đinh sắt đã cạo sạch vào ống nghiệm chứa 4-5 ml dd H2SO4 ⇒ dd FeSO4

   + Nhỏ từ từ dd K2Cr2O7 vào dd FeSO4 vừa điều chế được.

   + Lắc ống nghiệm, quan sát.

- Hiện tượng: Màu da cam của dd K2Cr2O7 bị biến mất khi lắc ống nghiệm đồng thời dd trong ống nghiệm xuất hiện màu vàng (Fe2+ → Fe3+)

PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O

Thí nghiêm 4: Phản ứng Cu với dung dịch H2SO4 đặc nóng.

- Tiến hành TN

   + Cho 1-2 mảnh đồng vào ống nghiệm chứa 2-3 ml dd H2SO4 đặc, đun nóng

   + Nhỏ vài giọt dd NaOH vào dd vừa thu được, quan sát.

- Hiện tượng

   + Có bọt khí không màu thoát ra, có mùi hắc.

   + Dung dịch trong ống nghiệm chuyển màu xanh.

   + Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh và phản ứng chậm lại

- Giải thích

Cu phản ứng với H2SO4 sinh ra khí SO2 (mùi hắc) và dd Cu2+ màu xanh.

Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh là Cu(OH)2 và phản ứng chậm lại do nồng độ H2SO4 giảm

PTHH: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 ↑ (mùi hắc) + 2H2O

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ xanh + Na2SO4

NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O (phản ứng làm giảm nồng độ axit ⇒ làm phản ứng xảy ra chậm)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…