Câu A. 2
Câu B. 4 Đáp án đúng
Câu C. 3
Câu D. 5
Chọn B. Các chất hữu cơ tác dụng với NaOH thường gặp là : Dẫn xuất halogen: R-X + NaOH --> ROH + NaX (Chú ý: C6H5Cl không tác dụng NaOH đun nóng, phản ứng chỉ xảy ra khi có đầy đủ các điều kiện xúc tác, nhiệt dộ và áp suất). Phenol: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O Axit cacboxylic (-COOH): -COOH + NaOH → -COONa + H2O Este (-COO-): RCOOR’ + NaOH→ RCOONa + R’OH Muối của amin: RNH3Cl + NaOH → RNH2 + NaCl + H2O Aminoaxit: H2NRCOOH + NaOH→ H2NRCOONa + H2O Muối của aminoaxit: HOOCRNH3Cl + 2NaOH → NaOOCRNH2 + NaCl + 2H2O Muối amoni của axit hữu cơ: RCOONH3R’+ NaOH → RCOONa + R’NH2 + H2O Muối amoni của axit vô cơ: RNH3NO3, (RNH3)2CO3, RNH3HCO3, RNH3HSO4, (RNH3)2SO4. Vậy có 4 chất thỏa mãn là: etyl axetat, metyl aminoaxetat, glyxin, tripanmitin.
Hai nguyên tố X và Y nằm ở hai nhóm A kế tiếp và thuộc cùng một chu kì. Chúng có thể tạo được hợp chất có công thức X2Y, trong đó tổng số proton là 23. X có số hiệu nguyên tử là bao nhiêu?
X2Y có tổng số proton = 22 ⇒ 2pX + pY = 22
X, Y thuộc cùng chu kì và ở hai nhóm A kế tiếp ⇒ pX + 1 = pY
⇒ pX = 7; pY = 8
Để phản ứng hết 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M khối lượng hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25 cần dùng bao nhiêu?
nHCl = 0,2 và nFeCl3 = 0,32
⇒ nAmin = nCl- = 1,16 mol
⇒ mAmin = 1,16.17,25.2 = 40,02 g
a) Dựa vào giá trị độ âm điện (F: 3,98; O: 3,44; Cl: 3,16; N: 3,04) hãy xét xem tính phi kim thay đổi như thế nào của dãy nguyên tố sau : F, O, N, Cl.
b) Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau đây: N2, CH4, H2O, NH3.
Xét xem phân tử nào có liên kết không phân cực, liên kết phân cực mạnh nhất.
a)
F | O | Cl | N | |
Độ âm điện | 3,98 | 3,44 | 3,16 | 3,04 |
Nhận xét: Tính phi kim của dãy nguyên tố : F, O, N, Cl giảm dần
b)
N2 | CH4 | H2O | NH3 | |
Hiệu độ âm điện | 0 | 0,35 | 1,24 | 0,84 |
Phân tử N2, CH4 có liên kết cộng hóa trị không phân cực. Phân tử H2O có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất trong dãy.
Hãy trình bày cách pha chế các dung dịch theo yêu cầu sau:
250ml dung dịch có nồng độ 0,1M của những chất sau:
- NaCl;
- KNO3;
- CuSO4.
n = CM.V = 0,1.0,25 = 0,025(mol)
* NaCl: mNaCl = n.M = 0,025.58,5 = 1,4625(g)
- Cách pha chế:
+ Cân lấy 1,4625g NaCl cho cốc và khuây nhẹ cho đủ 250ml dung dich. Ta được 250ml dung dịch NaCl 0,1M.
* KNO3: mKNO3 = n.M = 0,025.101 = 2,525(g)
- Cách pha chế:
+ Cân lấy 2,525g KNO3 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 300ml. Đổ từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến khi đủ 250ml dung dịch, ta được 250ml dung dịch KNO3 0,1M.
* CuSO4: mCuSO4 = 0,025.160=4(g)
- Cách pha chế: Cân lấy 4g CuSO4 cho vào bình chia độ có dung tích 300ml, đổ từ từ nước cất vào bình và khuấy nhẹ cho đến khi đủ 250ml dung dịch CuSO4 0,1M.
Có 28,1 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và BaCO3 trong đó MgCO3 chiếm a% về khối lượng. Cho hỗn hợp trên tác dụng hết với dung dịch axit HCl để lấy CO2 rồi đem sục vào dung dịch có chúa 0,2 mol Ca(OH)2 được kết tủa B. Tính a để kết tủa B thu được là lớn nhất.
Gọi x, y lần lượt là số mol của MgCO3 và BaCO3 trong 28,1 gam hỗn hợp.
Để lượng kết tủa CaCO3 thu được là lớn nhất thì số mol CO2 = số mol Ca(OH)2
→ x + y = 0,2
Ta có hệ:
Giải hệ ⇒ x = y = 0,1 mol
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB