Hệ cân bằng sau xảy ra trong một bình kín: CaCO3 (r) → CaO(r) + CO2 (k), ΔH > 0 Điều gì xảy ra nếu thực hiện một trong những biến đổi sau? a) Tăng dung dịch của bình phản ứng. b) Thêm CaCO3 vào bình phản ứng. c) Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng. d) Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng. e) Tăng nhiệt độ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hệ cân bằng sau xảy ra trong một bình kín:

CaCO3 (r) → CaO(r) + CO2 (k), ΔH > 0

Điều gì xảy ra nếu thực hiện một trong những biến đổi sau?

a) Tăng dung dịch của bình phản ứng.

b) Thêm CaCO3 vào bình phản ứng.

c) Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng.

d) Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng.

e) Tăng nhiệt độ.


Đáp án:

Điều sẽ xảy ra nếu:

a)Tăng dung tích của bình phản ứng lên ⇒ áp suất giảm ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều làm tăng áp suất (tăng số mol phân tử khí) ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

b)Thêm CaCO3 vào bình phản ứng: cân bằng không chuyển dịch do chất rắn không làm ảnh hưởng tới cân bằng.

c)Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng: cân bằng không chuyển dịch do chất rắn không làm ảnh hưởng tới cân bằng.

d)Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng: NaOH phản ứng với CO2 ⇒ lượng CO2 giảm ⇒cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng lượng CO2 ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

e)Tăng nhiệt độ: cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ở 20oC khối lượng riêng của Au là 19,32 g/cm3. Trong tinh thể Au, các nguyên tử Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích toàn khối tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu. Khối lượng mol của Au là 196,97. Bán kính nguyên tử gần đúng của Au ở 20oC là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ở 20oC khối lượng riêng của Au là 19,32 g/cm3. Trong tinh thể Au, các nguyên tử Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích toàn khối tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu. Khối lượng mol của Au là 196,97. Bán kính nguyên tử gần đúng của Au ở 20oC là gì?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Có 3 chất rắn đựng trong 3 lọ riêng biệt: NaCl, CaCl2 và MgCl2. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết mỗi chất (có đủ dụng cụ và những hóa chất cần thiết).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 chất rắn đựng trong 3 lọ riêng biệt: NaCl, CaCl2 và MgCl2. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết mỗi chất (có đủ dụng cụ và những hóa chất cần thiết).


Đáp án:

Lấy mỗi lọ một ít chất rắn đem hòa tan vào nước

Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào các mẫu thử

    + Ống nghiệm xuất hiện kết tủa là MgCl2

    2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

- Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 vào 2 ống nghiệm còn lại.

    + Ống nghiệm xuất hiện kết tủa là CaCl2

    CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl

    + Còn lại là NaCl

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol no A và B đồng đẳng của nhau có số mol bằng nhau, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol là 2 :3. Hỏi A, B thuộc loại ancol nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol no A và B đồng đẳng của nhau có số mol bằng nhau, thu được  và  có tỉ lệ số mol là 2 :3. Hỏi A, B thuộc loại ancol nào ?



Đáp án:

Từ tỉ số mol  và  suy ra 2 ancol no, mạch hở

Công thức chung của 2 anccol 

Từ tỉ số mol  tính được x = 2. Vậy phải có ancol metylic, từ đó suy ra hai ancol no, đơn chức mạch hở




Xem đáp án và giải thích
Điện phân dung dịch đồng (II) sunfat bằng điện cực trơ (graphit) nhận thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần cho đến không màu. Nhưng thay các điện cực graphit bằng các điện cực đồng, nhận thấy màu xanh của dung dịch hầu như không thay đổi. Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Điện phân dung dịch đồng (II) sunfat bằng điện cực trơ (graphit) nhận thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần cho đến không màu. Nhưng thay các điện cực graphit bằng các điện cực đồng, nhận thấy màu xanh của dung dịch hầu như không thay đổi. Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ

Catot

Cu2+ + 2e → Cu

Anot

2H2O → O2 + 4H+ + 4e

Phương trình 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4

Màu xanh nhạt dần đến không màu (CuSO4 bị điện phân hết)

* Điện phân dung dịch CuSO4 với anot đồng

Catot

Cu2+ + 2e → Cu

Anot

Cu → 2e + Cu2+

Xảy ra hiện tượng anot tan :

Phương trình : Cu anot + Cu2+ dd → Cu2+ dd + Cu catot

Nồng độ Cu2+ không thay đổi nên màu của dung dịch không đổi

Xem đáp án và giải thích
Tính thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8 gam nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8 gam nước.


Đáp án:

Số mol nước tạo thành là: nH2O = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

2H2 + O2 --t0--> 2H2O

0,1 0,05 ← 0,1 (mol)

Thể tích khí hiđro tham gia phản ứng: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,1 = 2,24 lít

Thể tích khí oxi tham gia phản ứng: VO2 = 22,4.nO2 = 22,4.0,05 = 1,12 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…