Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. Vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tố này
* Vị trí những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn
- Nhóm IA và IIA (trừ H)
- Nhóm III A (trừ Bo)
- Một phần nhóm IVA, VA, VIA
- Các nhóm B
- Họ anta và actini
* Kim loại có tính khử mạnh nhất nằm bên trái, phía dưới của bảng tuần hoàn. Phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất nằm phía trên bên phải của bảng tuần hoàn
Kim loại Cs-6s1
Phi kim: F – 2s22p5
Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,08 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (dktc). Giá trị của m là :
Câu A. 1,2
Câu B. 1,56
Câu C. 1,72
Câu D. 1,66
Có các dung dịch AlCl3, HCl, NaOH, H2O và những dụng cụ cần thiết. Hãy điều chế và chứng minh tính lưỡng tính của Al2O3 và Al(OH)3. Viết các phương trình hóa học.
- Lấy một lượng dung dịch AlCl3 nhỏ từng giọt dung dịch NaOH vào cho tới khi lượng kết tủa không tăng thêm nữa thì dừng.
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3+ 3NaCl
Lọc lấy kết tủa, chia làm ba phần.
+ Phần một, chứng minh tính bazơ, tác dụng với dung dịch axit HCl thấy tan ra: Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
+ Phần hai, chứng minh tính axit, tác dụng với dung dịch NaOH thấy tan ra: Al(OH)3+ KOH → K[Al(OH)4]
+ Phần ba đem nung đến khối lượng không đổi để tạo ra AlO3 rồi chia làm hai phần
Một phần cho tác dụng với axit, một phần cho tác dụng với dung dịch kiềm thấy trong hai trường hợp Al2O3 đều tan ⇒ Al2O3 lưỡng tính
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì thể tích không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp ?
6CO2 + 5H2O → C6H10O5 + 6O2
Ta có: n(tinh bột) = 500/162
=> n(CO2) = (6.500) : 162 = 18,5184 mol
=> V(không khí) = (18,5184.22,4.100) : 0,03 = 138271 lít = 1382,71 m3
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp m lần lượt là gì?
nH2O- nCO2 = nX – nY; ⇒ nX = nY ⇒ %nX = %nY =50%
Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư), thu được 23,9g kết tủa màu đen.
a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.
b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)?
c) Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu?
nhh khí = 0,11 mol
nPbS = 0,1 mol
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1)
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (2)
H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3 (3)
b) Hỗn hợp khí thu được là H2 và H2S
Theo pt (3) ⇒ nH2S = nPbS = 0,1 mol
⇒ nH2 = nhh khí - nH2S = 0,11 – 0,1 = 0,01 mol
VH2 = 0,01 x 22,4 = 0,224l.
VH2S = 0,1 x 22,4 = 2,24l.
c) Theo PT (2) ⇒ nFeS = nH2S = 0,1 mol
⇒ mFeS = 0,1 × 88 = 8,8g.
Theo PT (1) nFe = nH2 = 0,01 mol ⇒ mFe = 56 × 0,01 = 0,56g.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB