Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 (d = 1,25 g/ml) với điện cực graphit (than chì) thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Để làm kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 100 ml dung dịch H2S 0,5 M. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ban đầu
Số mol của H2S bằng 0,5.(100/1000) = 0,05 (mol)
Gọi x là số mol CuSO4 tham gia quá trình điện phân:
CuSO4 + H2O → Cu + 1/2 O2 + H2SO4 (1)
mdung dịch giảm = mCu(catot) + moxi(anot) = 64x + 16x = 8 ⇒ x = 0,1 (mol)
CuSO4 + H2S → CuS + H2SO4 (2)
⇒ nH2S = nCuSO4 = 0,05 (mol)
Từ (1) và (2) → số mol CuSO4 (ban đầu) bằng: 0,1 + 0,05 = 0,15 (mol)
Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ban đầu bằng:
C% = (0,15.160)/(200.1,15) = 9,6%
Cho 12,6 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng với 100 ml dung dịch hỗn hợp hai axit HNO3 4M và H2SO4 7M (đậm đặc) thu được 0,2 mol mỗi khí SO2, NO, NO¬2 (không tạo sản phẩm khử khác của N+5). Tìm mol của Al và Mg
Gọi nAl = x mol; nMg = y mol ⇒ 27x + 24y = 12,6g (1)
ne cho = 3x + 2y
ne nhận = 2nSO2 + 3nNO + nNO2 = 1,2 mol
⇒ 3x + 2y = 1,2 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,2; y = 0,3
Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este tham
gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime?
Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội kém
bền hoặc là vòng kém bền có thể mở.
Etyl axetat: CH3COOC2H5
→ không thỏa mãn.
Propyl axetat: CH3COOC3H7
→ không thỏa mãn.
Metyl propionat: C2H5COOCH3
→không thỏa mãn.
Metyl metacrylat: CH2=C(CH3)-COOCH3
→ thỏa mãn.
Vậy chỉ có 1 este tham gia trùng hợp.
Sau một thời gian điện phân 450ml dd CuSO4 người ta thu được 1,12 lít khí(đktc) ở anôt. Ngâm một đinh sắt sạch trong dd còn lại sau khi điện phân. Phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 g. Nồng độ mol ban đầu của dd CuSO4 là?
(K): Cu2+ + 2e → Cu
(A): 2H2O → O2 (0,05) + 4H+ + 4e (0,2 mol)
Bảo toàn e: nCu2+(đp) = 1/2. ne = 0,1 mol
Dung dịch sau điện phân có Cu2+ dư (do khối lượng đinh sắt tăng) và H+ (0,2mol)
Fe (x) + Cu2+ → Fe2+ + Cu (x mol) (1)
Fe (0,1) + 2H+ (0,2 mol) → Fe2+ + H2 (2)
mđinh sắt giảm = mCu sinh ra(1) – mFe pư (1+2) = 64x – 56x – 0,1.56 = 0,8g
⇒ x = 0,8 mol
⇒ nCu2+ đầu = 0,8 + 0,1 = 0,9
⇒ CM = 0,9/0,45 = 2 M
Oxit X có công thức R2O. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong X là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. X là chất nào (biết rằng trong hạt nhân nguyên tử oxi có 8 proton và 8 nơtron) ?
Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong X là 92 → 2. (2pR + nR) + 2pO + nO = 92 → 2. (2pR + nR) = 68
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 → (2.2pR + 2.nO ) - (2nR + nO) = 28
→ 4pR - 2nR = 20
Giải hệ → pR = 11, nR = 12 → R là Na
Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp H gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:
Giải
Quy đổi3,76 gam hỗn hợp thành Fe và S
Gọi x, y lần lượt là tổng số mol Fe và S
Ta có: 56x + 32y = 3,76 (1)
Mặt khác:
BT electron: 3x + 6y = 0,48 (2)
Từ (1), (2) => x = 0,03; y = 0,065
Khi thêm Ba(OH)2 dư kết tủa thu được có: Fe(OH)3 (0,03 mol) và BaSO4 (0,065 mol).
Fe, S + HNO3 ----> X + Ba(OH)2 ----> Fe(OH)3; BaSO4
Sau khi nung chất rắn có: Fe2O3 (0,015 mol) và BaSO4 (0,065 mol).
BT e: nFe2O3 = 0,03 : 2 = 0,015 mol
nS = nBaSO4 = 0,065 mol
mchất rắn = 160.0,015 + 233.0,065 = 17,545 (gam)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB