Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì sao?


Đáp án:

Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì hiđro và oxi là hai chất khí, nên khi cháy gây tiếng nổ.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 750 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dần toàn bộ Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư). Thể tích còn khí lại là 350 ml. Các thể tích khí và hơi đo cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 750 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dần toàn bộ Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư). Thể tích còn khí lại là 350 ml. Các thể tích khí và hơi đo cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là


Đáp án:

100 ml X gồm C3H9N & CxHy  +  O2  --> 750 ml [N2 & CO2 & H2O]  ---H2SO4--> 350 ml {N2; CO2}

VH2O = 750 -350 = 400 ml

Nếu hidrocacbon là ankan:

Vankan + Vamin = VH2O – (VCO2 + VN2) = 400 - 350 = 50ml ≠ 100ml → Loại

⇒ Hidrocacbon là anken CnH2n

Bảo toàn nguyên tố H: nH amin + nH anken = 50.9 + 50.2n = 2nH2O = 2. 400 = 800 ⇒ n = 3,5

⇒ hai anken C3H6 và C4H8

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là


Đáp án:

Giải

Ta có : Mg (x mol) và Fe (y mol)

Nên ta có 24x + 56y = 4,16 (1)

6 gam rắn gồm MgO, Fe2O3

Áp dụng ĐLBTNT ta có nMg = nMgO = x mol ; nFe = 2nFe2O3 => nFe2O3 = 0,5y mol

Ta có : 40x + 160.0,5y = 6 (2)

Từ (1), (2) => x = 0,01 mol ; y = 0,07 mol

Ta có mKL = 4,16g ; mX = 5,92g => mO(X) = 5,92 – 4,16 = 1,76g

=>nO(X) = 1,76 : 16 = 0,11 mol

BTNT ta có : nH2O = nO(X) = 0,11 mol, nHCl = 2nH2O = 2.0,11 = 0,22 mol

BTNT Cl ta có: nAgCl = nHCl = 0,22 mol

m gam kết tủa gồm Ag, AgCl

BT e ta có : 2nMg + 3nFe = 2nO(X) + nAg

=> 2.0,01 + 3.0,07 = 2.0,11 + nAg

=> nAg = 0,01 mol

=> m rắn = mAg + mAgCl = 108.0,01 + 0,22.143,5 = 32,65 gam

Xem đáp án và giải thích
Cation X2+ có tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) bằng 80, trong đó tỉ lệ số hạt electron so với số hạt nơtron là 4/5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cation X2+ có tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) bằng 80, trong đó tỉ lệ số hạt electron so với số hạt nơtron là 4/5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là gì?


Đáp án:

Cation X2+ có số hạt proton là X, số hạt nơtron là N và số electron là (Z - 2)

Ta có Z + N + (Z - 2) = 80 , (Z-2)/N = 4/5

⇒ Z = 26, N = 30

Cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d64s2

X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định đồng phân của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

C4H8O2 có số đồng phân este là:


Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 7

  • Câu C. 6

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết: – Cấu tạo nguyên tử của A. – Tính chất hóa học đặc trưng của A. – So sánh tính chất hóa học của A với các nguyên tố lân cận.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết:

– Cấu tạo nguyên tử của A.

– Tính chất hóa học đặc trưng của A.

– So sánh tính chất hóa học của A với các nguyên tố lân cận.


Đáp án:

a) Cấu tạo nguyên tử của A:

Số hiệu nguyên tử của A là 11 cho biết: natri ở ô số 11, điện tích hạt nhân nguyên tử natri là 11+ có 11 electron trong nguyên tử natri, ở chu kì 3, nhóm I.

b) Tính chất hóa học đặc trưng của natri:

Nguyên tố natri ở đầu chu kì là hai kim loại mạnh, tròn phản ứng hóa học, natri là chất khử mạnh.

Tác dụng với phi kim:

4Na + O2 → 2Na2O

2Na + Cl2 → 2NaCl

Tác dụng với dung dịch axit:

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2 ↑

Tác dụng với nước: Nguyên tố Na ngoài tính chất hóa học chung của kim loại còn có tính chất hóa học đặc trưng là tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

Tác dụng với dung dịch muối: Na + dung dịch CuSO4

2Na + 2H2O → 2NaOH +H2 ↑

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ +Na2SO4

c) So sánh tính chất hóa học của Na với các nguyên tố lân cận:

Na có tính chất hóa hoc mạnh hơn Mg (nguyên tố sau Na), mạnh hơn Li (nguyên tố trên Na) nhưng yếu hơn K (nguyên tố dưới Na).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…