Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Tìm m
Hỗn hợp rắn X gồm: Fe, Al2O3 (x mol) và Al dư (y mol)
PTHH:
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
CO2 + Na[Al(OH)4] → Al(OH)3 + NaHCO3
nH2 = 0,15 mol → y = 0,1 mol
Áp dụng ĐLBT nguyên tố với Al: 2x + y = 0,5 → x = 0,2 mol
Áp dụng ĐLBT nguyên tố với O: nO(Fe3O4) = nO(Al2O3) = 0,2.3 = 0,6 mol
→ nFe3O4 = 0,15mol
Áp dụng nguyên tố với Fe: n =Fe = 3nFe3O4 = 3.0,15 = 0,45 mol
Áp dụng khối lượng: m = 0,45.56 + 0,2.102 + 0,1.27 = 48,3 gam
a) Trong hợp nào axit sunfuric có nhưng tính chất hóa học chung của một axit ? Đó là những tính chất nào? Dẫn ra những phương trình phản ứng để minh họa.
b) Trong trường hợp nào axit sunfuric có những tính chất hóa học đặc trưng? Đó là những tính chất nào? Dẫn ra những phương trình phản ứng để minh họa.
a) Dung dịch axit sunfuric loãng có những tính chất chung của axit, đó là:
- Đổi màu quỳ tím thành đỏ.
- Tác dụng với kim loại giải phóng hiđro.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
- Tác dụng với oxit bazơ và bazơ
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
- Tính chất với nhiều chất muối
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 +2HCl
b) Tính chất hóa học đặc trưng của axit sunfuric đặc là tính oxi hóa mạnh và tính háo nước.
- Tính chất oxi hóa mạnh
2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O
2H2SO4 + S → 3SO2 + 2H2O
2H2SO4 + 2KBr → Br2 + SO2 + 2H2O + K2SO4
- Tính háo nước và tính chất oxi hóa
Axit sunfuric đặc háp thụ mạnh nước. Axit sunfuric đặc chiếm các nguyên tử H và O là những nguyên tố thành phần của các hợp chất gluxit giải phóng cacbon và nước.
C12H22O11 → 12C + 11H2O.
Da thịt tiếp xúc với H2SO4 đặc sẽ bị bỏng rất nặng, vì vậy khi sử dụng axit sunfuric phải hết sức thận trọng.
Phản ứng tạo kết tủa trắng của phenol với dung dịch Br2 chứng tỏ điều gì?
Phản ứng tạo kết tủa trắng của phenol với dung dịch Br2 chứng tỏ rằng ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc –C6H5 trong phân tử phenol
Hãy cho ví dụ về tinh thể ion và cho biết bản chất lực liên kết trong các tinh thể ion.
Ví dụ về tinh thể ion: K2O, BaCl2, CaF2. Bản chất lực liên kết trong tinh thể ion là tương tác tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
Khí X tạo ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, gây hiệu ứng nhà kính. Trồng nhiều cây xanh sẽ làm giảm nồng độ khí X trong không khí. Khí X là
Khí X tạo ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, gây hiệu ứng nhà kính —> X là CO2.
Trồng nhiều cây xanh sẽ làm giảm nồng độ khí CO2 trong không khí do cây xanh cần CO2 để quang hợp.
Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
Giải
Cách 1.
Hỗn hợp X gồm C2H4, CH4, C3H4, C4H4. Như vậy, các chất trong X đều có 4 nguyên tử H. Trong hỗn hợp X, ta có :
MX = 17.2 = 34 => mX = 34.0,025 = 0,85 g/mol
nH = 4nX = 4.0,025 = 0,1 mol
nC = (mX – mH)/12 = (0,85 – 0,1)/12 = 0,0625 mol
Quy đổi hỗn hợp X thành hỗn hợp Y gồm C (0,0625 mol), H (0,1 mol).
Đốt cháy Y thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Vì vậy khối lượng bình đựng Ca(OH)2 tăng là tổng khối lượng của H2O và CO2. Ta có :
nCO2 = nC = 0,0625 mol; 2nH2O = nH => nH2O = 0,05 mol
m(bình tăng) = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 gam
Cách 2
Hỗn hợp X: C2H4; CH4; C3H4; C4H4 có M = 17.2 = 34 (g/mol)
Gọi CTPT tổng quát của X là CxH4
=> ta có: 12x + 4 = 34
=> x = 2,5
Vậy CTPTTQ của X là C2,5H4: 0,025 (mol)
C2,5H4 + 7,5O2 → 2,5CO2 + 2H2O
0,025 → 0,0625 → 0,05 (mol)
mbình tăng = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 (g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB