Hãy nêu ví dụ về phản ứng phân hủy tạo ra: a) hai đơn chất. b) hai hợp chất. c) một đơn chất và một hợp chất.. Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu ví dụ về phản ứng phân hủy tạo ra:

a) hai đơn chất.

b) hai hợp chất.

c) một đơn chất và một hợp chất..

Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.


Đáp án:

Phản ứng phân hủy

a) Hai đơn chất: 2HgO→ 2Hg + O2 ;    H2S →H2 + S

b) Hai hợp chất: Cu(OH)2 → CuO+ H2O    CaCO3→ CaO + CO2

c) Một đơn chất và một hợp chất: 2KClO3 → 2KCl + 3O2

2KNO3 → 2KNO2 + O2

Ở a) và c) là phản ứng oxi hóa khử vì số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi;

Ở b) không phải phản ứng oxi hóa khử vì số oxi hóa không thay đổi.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Các dung dịch axit như HCl, bazơ như NaOH và muối như NaCl dẫn điện được, còn các dung dịch như ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện được là do nguyên nhân gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các dung dịch axit như HCl, bazơ như NaOH và muối như NaCl dẫn điện được, còn các dung dịch như ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện được là do nguyên nhân gì?


Đáp án:

Trong dung dịch: các axit, các bazơ, các muối phân li ra các ion dương và ion âm chuyển động tự do nên dung dịch của chúng có khả năng dẫn điện.

Thí dụ :

   HCl → H+ + Cl-

   NaOH → Na+ + OH-

   NaCl → Na+ + Cl-

Còn các dung dịch như ancol etylic, đường saccarazơ, glixerol không dẫn điện vì trong dung dịch chúng không phân li ra các ion dương và ion âm.

Xem đáp án và giải thích
Khi pha nước giải khát có nước đá người ta có thể làm như sau: a) Cho nước đá vào nước, cho đường, rồi khuấy. b) Cho đường vào nước, khuấy tan, sau đó cho nước đá.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi pha nước giải khát có nước đá người ta có thể làm như sau:

a) Cho nước đá vào nước, cho đường, rồi khuấy.

b) Cho đường vào nước, khuấy tan, sau đó cho nước đá.

 

Đáp án:

Cách b là cách làm đúng vì khi chưa cho nước đá vào, đường sẽ dễ tan hơn do nhiệt độ của nước trong cốc chưa bị hạ xuống (Nhiệt độ càng cao càng dễ tan).

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất A có công thức phân tử C3H12N2O3. Chất B có công thức phân tử là CH4N2O. A, B lần lượt phản ứng với dung dịch HCl cũng cho ra một khí Z. Mặt khác, khi cho A, B tác dụng với dung dịch NaOH thì A cho khí X còn B cho khí Y. Phát biểu nào sau đây đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Z vừa phản ứng được với NaOH vừa phản ứng được với HCl

  • Câu B. X, Y, Z phản ứng được với dung dịch NaOH.

  • Câu C. MZ > MY > MX

  • Câu D. X, Y làm quỳ tím hóa xanh

Xem đáp án và giải thích
 Cho phương trình CaCO3 --t0--> CO2↑ + CaO Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho phương trình CaCO3 --t0--> CO2↑ + CaO

Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 ?


Đáp án:

Số mol CaO thu được là: nCaO = 0,2 mol

Phương trình hóa học:

CaCO3 --t0--> CO2 + CaO

1              ←               1 mol

0,2          ←              0,2 (mol)

Theo phương trình: nCaCO3 = nCaO = 0,2 mol

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu liên kết hóa học chủ yếu trong 3 loại mạng tinh thể đã biết.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu liên kết hóa học chủ yếu trong 3 loại mạng tinh thể đã biết.


Đáp án:

Liên kết hóa học chủ yếu trong 3 loại mạng tinh thể đã biết:

– Trong mạng tinh thể nguyên tử: liên kết cộng hóa trị.

– Trong mạng tinh thể phân tử: lực tương tác yếu giữa các phân tử.

– Trong mạng tinh thể ion: lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…