Sau khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu HNO3 tác dụng với Cu, thường có những chất thải nào? Nêu biện pháp xử lí những chất thải này trong phòng thí nghiệm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu HNO3 tác dụng với Cu, thường có những chất thải nào? Nêu biện pháp xử lí những chất thải này trong phòng thí nghiệm.


Đáp án:

Sau thí nghiệm Cu tác dụng với HNO3 thường thu được khí NO hoặc NO2, muối Cu(NO3)2 và HNO3 còn dư. Để xử lý chúng: trước khi làm thí nghiệm cân chuẩn bị dung dịch kiềm hoặc nước vôi và bông tâm dung dịch kiềm (nút ống nghiệm bằng bông này để hấp thụ khí sinh ra hoặc cho khí sinh ra vào dung dịch kiềm)

2NO + O2 → 2NO2

2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O

Phần dung dịch trong ống nghiệm cần xử lý bằng nước vôi hoặc dung dịch kiềm

Cu(NO3)2 + 2NaOH → 2NaNO3 + Cu(OH)2 ↓

HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?


Đáp án:

Khối lượng kết tủa là m = 0,3. 100 = 30(g)

Xem đáp án và giải thích
Đun 20,4 gam một chất hữu cơ A đơn chức với 300 ml dung dịch NaOH 1 M thu được muối B và hợp chất hữu cơ C. Cho C phản ứng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Nung B với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO thu được khí D có tỉ khối đối với O2 bằng 0,5. Khi oxi hóa C bằng CuO được chất hữu cơ E không phản ứng với AgNO3/NH3. Xác định CTCT của A?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đun 20,4 gam một chất hữu cơ A đơn chức với 300 ml dung dịch NaOH 1 M thu được muối B và hợp chất hữu cơ C. Cho C phản ứng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Nung B với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO thu được khí D có tỉ khối đối với O2 bằng 0,5. Khi oxi hóa C bằng CuO được chất hữu cơ E không phản ứng với AgNO3/NH3. Xác định CTCT của A?


Đáp án:

Chất C tác dụng với Na sinh ra khí H2 ⇒ C là ancol.

Oxi hóa C ra E không phản ứng với AgNO3 ⇒ C không là ancol bậc 1.

Các đáp án cho A là este đơn chức ⇒ B là muối của Na.

Nung B với NaOH rắn tạo ra D có MD = 32. 0,5 = 16 → D là CH4 → B là CH3COONa.

Đặt công thức của A là CH3COOR’

CH3COOR’ + NaOH → CH3COONa + R’OH

R’OH + Na → R’ONa + H2

CH3COONa + NaOH -CaO, to→ CH4↑ + Na2CO3.

Ta có: nH2 = 0,1 mol → nancol = 2nH2 = 2. 0,1 = 0,2 mol

nNaOH = 0,3 mol > nancol → NaOH dư, este phản ứng hết.

→ neste = nancol = 0,2 mol → Meste = 20,4/0,2 = 102 → R’ = 102 – 59 = 43.

→ gốc R’ là C3H7 và C là ancol bậc 2: CH3CH(OH)CH3

Xem đáp án và giải thích
Cho biết thành phần theo khối lượng của một số hợp chất, hãy tìm công thức hóa học của chúng: - Hợp chất A: 0,2 mol hợp chất có chứa 4,6g Na và 7,1g Cl. - Hợp chất B: 0,03 mol hợp chất có chứa 0,36g C và 0,96g O. - Hợp chất C: 0,02 mol hợp chất có chứa 4,14g Pb và 0,32g O. - Hợp chất D: 0,04 mol hợp chất có chứa 0,08 mol nguyên tử Fe và 0,12 mol nguyên tử O. - Hợp chất E: 0,02 mol hợp chất có 0,04 mol nguyên tử Na, 0,02mol nguyên tử C và 0,06 mol nguyên tử O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết thành phần theo khối lượng của một số hợp chất, hãy tìm công thức hóa học của chúng:

   - Hợp chất A: 0,2 mol hợp chất có chứa 4,6g Na và 7,1g Cl.

   - Hợp chất B: 0,03 mol hợp chất có chứa 0,36g C và 0,96g O.

   - Hợp chất C: 0,02 mol hợp chất có chứa 4,14g Pb và 0,32g O.

   - Hợp chất D: 0,04 mol hợp chất có chứa 0,08 mol nguyên tử Fe và 0,12 mol nguyên tử O.

   - Hợp chất E: 0,02 mol hợp chất có 0,04 mol nguyên tử Na, 0,02mol nguyên tử C và 0,06 mol nguyên tử O.


Đáp án:

   - Hợp chất A:

nNa = 0,2 mol

nCl = 0,2 mol

 Cứ 0,2 mol hợp chất A có chứa 0,2 mol Na và 0,2 mol Cl.

   Suy ra 1 mol hợp chất A có chứa 1 mol Na và 1 mol Cl.

   Vậy công thức hóa học đơn giản của A là NaCl.

  - Hợp chất B:

nC = 0,03 mol

nO = 0,06 mol

Vậy 0,03mol phân tử B có chứa 0,03 mol phân tử C và 0,06 mol nguyên tử O.

   Suy ra 1 mol phân tử B có chứa 1 mol nguyên tử C và 2 mol nguyên tử O.

   →Công thức hóa học của B là CO2

   - Hợp chất C:

nPb = 0,02 mol

nO = 0,02 mol

   Vậy 0,02 mol phân tử C có chứa 0,02 mol nguyên tử Pb và 0,02 mol nguyên tử O.

   Suy ra 1 mol phân tử C có chứa 1 mol nguyên tử Pb và 1 mol nguyên tử O.

   →Công thức của phân tử C là: PbO.

   - Hợp chất D:

   Theo đề bài: 0,04 mol phân tử D có 0,08 mol Fe và 3 mol O.

   Vậy 1 mol phân tử D có: 2 mol Fe và 0,12 mol O.

   → Công thức hóa học của D là Fe2O3.

   - Hợp chất E:

   Cho biết: 0,02 mol phân tử E có 0,04 mol Na kết hợp 0,02 mol C và 0,06 mol nguyên tử O.

   Vậy 1 mol phân tử E co 2 mol Na kết hợp 1 mol C và 3 mol O.

   Công thức hóa học của E là Na2CO3.

Xem đáp án và giải thích
Thời gian để lá cây xanh tạo ra glucose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh như sau: 6CO2 + 6H2O -> C6H12O6 + 6O2 (∆H = 2813 kJ). Nếu trong một phút, mỗi cm2 bề mặt trái đất nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời thì cần bao nhiêu thời gian để 10 lá xanh với diện tích mỗi lá là 10 cm2 tạo ra được 1,8 gam glucozơ. Biết năng lượng mặt trời chỉ sử dụng 10 % vào phản ứng tổng hợp glucozơ.

Đáp án:
  • Câu A. 18 giờ

  • Câu B. 22 giờ 26 phút

  • Câu C. 26 giờ 18 phút

  • Câu D. 20 giờ

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 50 gam đường vào 150 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 50 gam đường vào 150 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch?


Đáp án:

Khối lượng dung dịch là: mdd = 50 + 150 = 200 g

Nồng độ phần trăm của dung dịch là:

Áp dụng công thức: C% = 50/200 . 100% = 25%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…