Từ Al2O3 và các dung dịch KOH, H2SO4, viết phương trình hoá học của các phản ứng dùng để điều chế phèn chua.
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O
Cô cạn dung dịch được tinh thể K2SO4 khan
Al2O3 + 3H2SO4 → A12(SO4)3 + 3H2O
Cô cạn dung dịch thu được tinh thể Al2(SO4)3.18H2O
- Hoà tan 1 mol K2SO4 vào nước cất.
- Hoà tan 1 mol Al2(SO4)3.18H2O vào cốc nước cất khác.
- Đun nóng cả hai dung dịch, trộn 2 dung dịch với nhau rồi khuấy mạnh, sau đó để nguội, một thời gian thấy dung dịch bị vẩn đục, các tinh thể K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O sẽ tách ra.
Cho 20,3 gam Gly-Ala-Gly vào 500 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
n Gly-Ala-Gly = 20,3:203= 0,1 mol
Gly-Ala-Gly + 3KOH → muối + H2O
nKOH = 3nGly-Ala-Gly = 0,1.3=0,3 mol <0,5 => NaOH vẫn còn dư
Bảo toàn khối lượng: 20,3 + 0,5.40 - 0,1.18 = 38,5gam
Thủy phân hoàn toàn 0,1 moi một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các a-amino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 41,8. Có bao nhiêu số liên kết peptít trong 1 phân tử X?
Gọi số liên kết peptit trong X là n. Ta có phản ứng:
X + (n+1)HCl + H2O --> muối
0,1 0,1(n+1) 0,1
Ta có: khối lượng muối tăng lên = mHCl + mH2O
Vậy: 36,5.0,1(n+1) + 18.0,1n = 41,8
Suy ra n = 7
Trình bày sơ đồ tách riêng từng kim loại từ hỗn hợp các kim loại : Cu, Fe, Al, Ag.
Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những chất rắn sau :
Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3. Hãy chọn một thuốc thử để có thể nhận biết được cả ba chất trên. Viết các phương trình hoá học.
Chọn thuốc thử là dung dịch H2SO4.
- Chất rắn tan trong dung dịch H2SO4 : nếu thành dung dịch màu xanh lam, chất đó là Cu(OH)2 ; nếu tạo ra kết tủa màu trắng, chất đem thử là Ba(OH)2 ; nếu sinh chất khí, chất đem thử là Na2CO3.
Phương trình hóa học:
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
a. Hãy so sánh cấu trúc phân tử của xenlulozo với amilozo và amilopectin
b. Vì sao sợi bông vừa bền chắc vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, mì khô, miến khô
a. Xenlulozo có cấu trúc không phân nhánh và không xoắn, còn tinh bột là hỗn hợp của hai polisacarit: amilozo không phân nhánh, không duỗi thẳng mà xoắn thành hình lò xo, mỗi vòng xoắn gồm 8 mắt xích α-glucozo và amilopectin có cấu tạo phân nhánh
b. Sợi bông chủ yếu gồm xenlulozo, có tính chất mềm mại bền chắc hơn sợi mì, miến, bún khô (tinh bột) vì cấu tạo hóa học của chúng khác nhau
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB