Câu A. HNO3 đặc nóng, dư
Câu B. MgSO4
Câu C. CuSO4 Đáp án đúng
Câu D. H2SO4 đặc nóng, dư
Chọn C. A. Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O B. Fe + MgSO4 : không phản ứng C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu D. 2Fe + 6H2SO4(đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Cho 0,1 mol CaCO3(r) vào bình chân không dung tích 1 lít để thực hiện phản ứng sau:
CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k);
Ở nhiệt độ 820oC , hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3
Ở nhiệt độ 880oC, hằng số cân bằng KC = 1,06.10-2.
Tính hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 (%CaCO3 bị phân hủy) khi đạt đến trạng thái cân bằng ở hai nhiệt độ trên. So sánh các kết quả thu được hãy rút ra kết luận và giải thích.
Phản ứng xảy ra: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k);; K = [CO2].
+ Ở nhiệt độ 820oC: KC = 4,28.10-3 , do đó [CO2] = 4,28.10 -3 (mol/l)
=> %H = [ 4,28.10 -3 : 0,1].100% = 4,28%
+ Ở nhiệt độ 880oC: KC = 1,06.10-2 , do đó [CO2] = 1,06.10-2 (mol/l)
=> %H = [ 1,06.10-2 : 0,1].100% = 10,6%
H% = (1,06.10-2/0,1). 100% = 10,6%
Vậy ở nhiệt độ cao hơn, lượng CaO, CO2 tạo thành theo phản ứng nhiều hơn, nghĩa là ở nhiệt độ cao hơn hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 lớn hơn.
Giải thích: Phản ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt. Cân bằng phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
Hấp thụ hoàn toàn 7,84 lít (đktc) CO2 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH xM. Sau khi phản ứng kết thúc, làm bay hơi dung dịch được 33,7 gam chất rắn. Cho rằng quá trình làm bay hơi dung dịch, các chất không có sự biến đổi về mặt hóa học. Tính giá trị của x?
Số mol CO2 = 0,35
Số mol NaOH = 0,2 và mol KOH = 0,2x ==> mol OH- = 0,2 + 0,2x.
TH 1 : Nếu OH- dư ==> thu được muối M2CO3 ==> mol OH- > 2*mol CO2: 0,2 +0,2x >
0,7 ==> x > 2,5 ==> loại, không có đáp án
TH 2 : Nếu thu được 2 muối : M2CO3 a mol và MHCO3 b mol
CO2 + 2 MOH ---> M2CO3 + H2O
a----------------------------------a
CO2 + MOH ---> MHCO3
b----------------------b
mol C = mol CO2 = a + b = 0,35 (1)
mol M = mol MOH = 2a + b = 0,2+0,2x (2)
Bảo toàn khối lượng: 44*0,35 + 40*0,2 + 56*0,2x = 37,5 + 18a ==> 11,2x - 18a = 14,1 (3)
(1), (2). (3) => a = 0,25 và b = 0,1 và x = 1,5
Câu A. Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
Câu B. Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O
Câu C. Ở nhiệt độ cao, các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại
Câu D. Để bảo quản kim loại kiềm, người ta thường ngâm chúng trong dầu hỏa.
Việc trồng rừng, ngoài việc tạo sự che phủ đất để hạn chế chống xói mòn do mưa lũ gây ra, còn có vai trò gì đối với môi trường?
Do cây xanh hấp thụ khí CO2 giải phóng khí O2 nên làm giảm lượng khí CO2 (là khí gây hiệu ứng nhà kính), tăng lượng oxi trong không khí góp phần nâng cao chất lượng không khí; trong quá trình quanh hợp, cây hấp thụ năng lượng mặt trời, nhả hơi nước góp phần làm hạn chế sự nóng lên của trái đất.
Theo số liệu ở bảng 1 Bài 1 trang 8:
a) Hãy tính khối lượng g của nguyên tử nitơ (gồm 7 proton, 7 notron, 7 electron) (Đây là phép tính gần đúng).
b) Tính tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử so với khối lượng của toàn nguyên tử.
a) Tổng khối lượng của electron: 7 × 9,1.10-28 = 63,7.10-28g
- Tổng khối lượng của proton: 7 × 1,67.10-24 = 11,69.10-24g
- Tổng khối lượng của notron: 7 × 1,675.10-24 = 11,72.10-24g
Khối lượng của nguyên tử nitơ = me + mp + mn = 23,43.10-24g.
b) Tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử so với khối lượng của toàn nguyên tử
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet