Quặng boxit chứa Al2O3.2H2O thường có lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2. Để tinh chế quặng, người ta làm như sau : Cho quặng tác dụng với NaOH đặc, dư. Lọc bỏ chất rắn không tan được dung dịch X. Sục CO2 dư vào dung dịch X được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung kết tủa Y ở nhiệt độ cao được A12O3 tinh khiết. Hãy lập sơ đồ biến đổi của các chất trong quá trình tinh chế trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Quặng boxit chứa Al2O3.2H2O thường có lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2. Để tinh chế quặng, người ta làm như sau : Cho quặng tác dụng với NaOH đặc, dư. Lọc bỏ chất rắn không tan được dung dịch X. Sục CO2 dư vào dung dịch X được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung kết tủa Y ở nhiệt độ cao được A12O3 tinh khiết. Hãy lập sơ đồ biến đổi của các chất trong quá trình tinh chế trên.



Đáp án:

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chỉ dùng thêm 1 hóa chất, hãy phân biệt các chất trong những dãy sau và viết phương trình hóa học để giải thích. a) Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na. b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3. c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ dùng thêm 1 hóa chất, hãy phân biệt các chất trong những dãy sau và viết phương trình hóa học để giải thích.

a) Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.

b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3.

c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3.


Đáp án:

a. Nhận biết Al, Mg , Ca, Na

- Cho nước vào 4 mẫu thử:

   + Mẫu kim loại tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt là Na

   + Mẫu kim loại tan trong nước tạo dung dịch vẩn đục là Ca

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

   + Hai mẫu thử không tan trong nước là Al và Mg

- Hai kim loại không tan trong nước ta cho dung dịch NaOH vào, kim loại nào phản ứng có khí bay ra là Al, còn lại là Mg

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

b. Nhận biết các dung dịch NaCl, CaCl2, AlCl3

Cho dung dịch NaOH vào 3 mẫu thử:

   + Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan là : AlCl3.

   + Mẫu thử nào dung dịch có vẩn đục là CaCl2

   + Mẫu thử nào dung dịch trong suốt là NaCl.

PTHH:

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

CaCl2 + 2NaOH → Ca(OH)2 + 2NaCl

c. Nhận biết các chất bột CaO, MgO, Al2O3

Cho nước vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào tan trong nước là CaO, hai mẫu thử không tan trong nước là MgO và Al2O3

CaO + H2O → Ca(OH)2

Lấy Ca(OH)2 ở trên cho vào 2 mẫu thử không tan trong nước. Mẫu thử nào tan ra là Al2O3, còn lại là MgO

Ca(OH)2 + Al2O3 → Ca(AlO2)2 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình điện li của các chất sau trong nước: MgSO4, HClO3, H2S, Pb(OH)2, LiOH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình điện li của các chất sau trong nước: MgSO4, HClO3, H2S, Pb(OH)2, LiOH


Đáp án:

Phương trình điện li:

MgSO4 → Mg2+ + SO42-

Pb(OH)2 ⇄ Pb(OH)+ + OH-

Pb(OH)+ ⇄ Pb2+ + OH-

H2S ⇄ H+ + HS-

HS- ⇄ H+ + S2-

HClO3 → H+ + ClO3-

H2PbO2 ⇄ H+ + HPbO2-

HPbO2- ↔ H+ + PbO22-

LiOH → Li+ + OH-

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “liên kết đôi C=O gồm …(1)… và …(2)…C và O đề ở trạng thái …(3)…, O có …(4)…, lớn hơn nên hút ,…(5)… về phía mình làm cho …(6)… trở thành …(7)…:O mang điện tích …(8)…, C mang điện tích ,…(9)…” A. liên kết B. electron C. liên kết σ D. phân cực E. liên kết π G. δ+ H. độ âm điện I. δ K. lai hóa Sp2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “liên kết đôi C=O gồm …(1)… và …(2)…C và O đề ở trạng thái …(3)…, O có …(4)…, lớn hơn nên hút ,…(5)… về phía mình làm cho …(6)… trở thành …(7)…:O mang điện tích …(8)…, C mang điện tích ,…(9)…”

A. liên kết

B. electron

C. liên kết σ

D. phân cực

E. liên kết π

G. δ+

H. độ âm điện

I. δ

K. lai hóa Sp2


Đáp án:

Liên kết C=O gồm liên kết σ và liên kết π. C và O đều ở trạng thái lai hóa sp2, O có độ âm điện lớn hơn nêu hút electron về phía mình làm cho liên kết C=O trở nên phân cực, O mang điện tích δ- còn C mang điện tích δ+.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập liên quan tới tính chất của đồng phân axit và este (C2H4O2)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, dung dịch NaOH, dung dịch NaHCO3, dung dịch AgNO3/NH3, to. Số phản ứng xảy ra là


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào 


Đáp án:

Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất: Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…