Quá trình ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2. (2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3. (3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có nhỏ vài giọt CuCl2. (4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. (5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là.

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3 Đáp án đúng

  • Câu D. 1

Giải thích:

Chọn C. - Điều kiền để xảy ra ăn mòn điện hóa là: + Có các cặp điện cực khác nhau về bản chất, có thể là kim loại – kim loại, kim loại – phi kim. Kim loại hoạt động mạnh hơn đóng vai trò cực âm và bị ăn mòn. + Các cặp điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau thông qua dây dẫn. + Các điện cực phải cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li. (1) Xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa: Fe + CuCl2→ FeCl2 + Cu - Khi Cu giải phóng ra bám vào thanh Fe thì hình thành vô số cặp pin điện hóa Fe – Cu. + Ở cực âm (anot) xảy ra sự oxi hóa Fe: Fe → Fe2+ + 2e . + Ở cực dương (catot) xảy ra sự khử Cu2+ : Cu2+ + 2e → Cu. (2) Xảy ra quá trình ăn mòn hóa học: Fe + 2FeCl3→ 3FeCl2 (3) Vừa xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa và quá trình ăn mòn hóa học: + Quá trình ăn mòn hóa học : Fe + HC l→ FeCl2 + H2. + Quá trình ăn mòn điện hóa tương tự như (2). (4) Không xảy ra quá trình ăn mòn, pt phản ứng : FeCl3 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + AgCl (5) Cho thép (hợp kim của Fe và C) vào dung dịch HCl xuất hiện sự ăn mòn điện hóa: - Anot là Fe tại anot xảy ra sự oxi hóa Fe : Fe → Fe2+ + 2e - Catot là C tại anot xảy ra sự khử H+ : 2H2O + 2e → 2OH- + H2. Vậy, có thí nghiệm mà Fe không xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa là (1), (3) và (5).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Sau một thời gian điện phân 450ml dd CuSO4 người ta thu được 1,12 lít khí(đktc) ở anôt. Ngâm một đinh sắt sạch trong dd còn lại sau khi điện phân. Phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 g. Nồng độ mol ban đầu của dd CuSO4 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau một thời gian điện phân 450ml dd CuSO4 người ta thu được 1,12 lít khí(đktc) ở anôt. Ngâm một đinh sắt sạch trong dd còn lại sau khi điện phân. Phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 g. Nồng độ mol ban đầu của dd CuSO4 là?


Đáp án:

(K): Cu2+ + 2e → Cu

(A): 2H2O → O2 (0,05) + 4H+ + 4e (0,2 mol)

Bảo toàn e: nCu2+(đp) = 1/2. ne = 0,1 mol

Dung dịch sau điện phân có Cu2+ dư (do khối lượng đinh sắt tăng) và H+ (0,2mol)

Fe (x) + Cu2+ → Fe2+ + Cu (x mol) (1)

Fe (0,1) + 2H+ (0,2 mol) → Fe2+ + H2 (2)

mđinh sắt giảm = mCu sinh ra(1) – mFe pư (1+2) = 64x – 56x – 0,1.56 = 0,8g

⇒ x = 0,8 mol

⇒ nCu2+ đầu = 0,8 + 0,1 = 0,9

⇒ CM = 0,9/0,45 = 2 M

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp m gam gồm glucozo và Fructozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH3 tạo ra 4,32 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 0,8 gam Br2 trong dung dịch nước. Hãy tính số mol của fructozo trong hỗn hợp ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp m gam gồm glucozo và Fructozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH3 tạo ra 4,32 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 0,8 gam Br2 trong dung dịch nước. Hãy tính số mol của fructozo trong hỗn hợp ban đầu.


Đáp án:

Phản ứng: C6H12O6 + Ag2O -AgNO3/NH3, to→ C6H12O7 + 2Ag

Ta có: nAg = 4,32/108 = 0,04(mol)

CH2OH(CHOH)4CHO + Br2 + H2O → CH2OH(CHOH)4COOH + 2HBr

⇒ nglucozo = nBr2 = 0,8/160 = 0,005(mol)

nfructozo = (0,04/2) - 0,005 = 0,015 (mol)

Xem đáp án và giải thích
Hãy so sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của xicloankan (CH2)n (với n = 3 – 6) với các ankan tương ứng rút ra nhận xét.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của xicloankan (CH2)n (với n = 3 – 6) với các ankan tương ứng rút ra nhận xét.


Đáp án:

Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của xicloankan lớn hơn ankan tương ứng.

Nhận xét: khi số nguyên tử cacbon tăng lên thì nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng tăng.

Xem đáp án và giải thích
Tìm m
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là

Đáp án:
  • Câu A. 97,80 gam

  • Câu B. 101,48 gam

  • Câu C. 88,20 gam

  • Câu D. 101,68 gam

Xem đáp án và giải thích
Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hiđro để điều chế 17,00 gram NH3. Biết rằng hiệu suất chuyển hoá thành amoniac là 25%. Các thể tích khí được đo ở đktc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hiđro để điều chế 17,00 gram NH3. Biết rằng hiệu suất chuyển hoá thành amoniac là 25%. Các thể tích khí được đo ở đktc.


Đáp án:

Do hiệu suất 25% nên

nN2cần dùng = 2 (mol) và nH2cần dùng = 6 (mol).

⇒VN2 = 2. 22,4 = 44,8 (lit) và VH2 = 22,4. 6= 134,4 (lít).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…