Câu A. Cu + 2FeCl3 -> CuCl2 + 2FeCl2.
Câu B. Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag.
Câu C. Fe + CuCl2 -> FeCl2 + Cu.
Câu D. Cu + 2HNO3 -> Cu(NO3)2 + H2. Đáp án đúng
Chọn D. - Phản ứng của Cu và HNO3 không tạo sản phẩm là H2 vì ion H+ không oxi hóa được Cu.
Hòa tan 19 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M sau đó thêm vào 500 ml dung dịch HCl 2M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và khí NO duy nhất. Phải thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M vào X để kết tủa hết Cu2+ ?
nCu = 0,3mol; nNO3- = nNaNO3 = 0,5 mol; nH+ = 1 mol
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
⇒ Cu phản ứng hết; nCu2+ = nCu = 0,3 mol; nH+ dư = 0,2 mol
nOH- = 2nCu2+ + nH+ dư = 2.0,3 + 0,2= 0,8
⇒ VNaOH = 800ml
Kết luận nào đúng?
Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và áp suất) thì:
a) Chúng có cùng số mol chất.
b) Chúng có cùng khối lượng.
c) Chúng có cùng số phân tử.
d) Không có kết luận được điều gì cả.
Chọn đáp án đúng: a) và c)
Vì V = n. 22,4 nên 2 chất khí có cùng V sẽ có cùng số mol chất ⇒ a đúng
1 mol chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử nên cùng số mol sẽ có cùng số phân tử ⇒ c đúng
Khối lượng m = M.n phụ thuộc vào phân tử khối và nguyên tử khối ⇒ b sai
Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng với 3,36 lít hỗn hợp Y gồm O2 và Cl2, thu được 16,2 gam hỗn hợp rắn Z. Cho Z vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của Mg có trong X là
Giải
Ta có: nY = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol; nH2 = 0,15 mol
Ta có : O2 (x mol), Cl2 (y mol)
→ x + y = 0,15 (1)
32x + 71y = mZ – mX = 16,2 – 7,5 = 8,7
→ x = 0,05 và y = 0,1
Ta lại có : Mg (a mol), Al (b mol)
→ 24a + 27b = 7,5
BT e ta có : 2a + 3b = 4.0,05 + 2.0,1 + 2nH2 = 0,4 + 2.0,15 = 0,7
→ a = 0,2 và b = 0,1
→ %mMg = (0,2.24.100) : 7,5 = 64,0%
Ancol no mạch hở đơn chức có phần trăm khối lượng oxi bằng 26,67 %. Xác định công thức phân tử của X?
Đặt công thức phân tử của ancol no, đơn chức, mạch hở X là CnH2n+1OH.
Ta có: %mO = (16.100) : (14n + 18) = 26,67
=> n = 3 → công thức phân tử của ancol no, đơn chức, mạch hở X là C3H7OH.
Sục V lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Tính V?
Phản ứng có thể xảy ra là:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 (2)
Khi sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2, kết tủa thu được là BaCO3
Ta có: nBaCO3 = 19,7/197 = 0,1(mol) và nBa(OH)2 = 1.150/1000 = 0,15(mol)
So sánh thấy: nBaCO3 ≠ nBa(OH)2 nên có hai trường hợp:
Trường hợp 1: xảy ra phản ứng (1), tạo muối BaCO3, Ba(OH)2 còn dư:
Lúc đó: nCO2 = nBaCO3 = 0,1(mol)
Vậy: VCO2 = 0,1.22,4 = 2,24(lít)
Trường hợp 2: Xảy ra hai phản ứng, tạo muối (CO2 và Ba(OH)2 đều hết).
ở phản ứng (1): nCO2 pư(1) = nBa(OH)2 pư (1) = nBaCO3 = 0,1(mol)
⇒ nBa(OH)2 pư (2) = 0,15 - 0,1 = 0,05 (mol)
⇒ nCO2 pư (2) = 2.0,05 = 0,1(mol)
Suy ra tổng số mol CO2: nCO2 = nCO2 pư(1) + nCO2 pư(2) = 0,1 + 0,1 = 0,2(mol)
⇒ VCO2 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet