Trộn 1ml rượu etylic (cồn) với 10ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng:
A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.
B. Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.
C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.
D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.
Rượu etylic tan vô hạn trong nước hoặc có thể nói nước tan vô hạn trong rượu etylic.Theo đề bài cho V rượu etylic (1ml) ít hơn V nước (10ml) nên câu a diễn đạt đúng.
Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol SO42-; 0,12 mol Cl- và 0,05 mol NH4+. Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Tìm m?
Có dung dịch X gồm NaCl (0,12 mol), và (NH4)2SO4 (0,025 mol)
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O
Sau phản ứng dư: 0,005 mol Ba(OH)2 trong dung dịch
m = 0,12.58,5 + 0,005.171 = 7,875 gam
Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Màu của dung dịch chuyển thành màu gì?
Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Màu của dung dịch chuyển thành đỏ.
vì CO2 + H2O ⇔ H2CO3 (1)
H2CO3 ⇔ H+ + HCO3-
Có phương trình hóa học sau:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
a) Tính khối lượng canxi clorua thu được khi cho 10g canxi cacbonat tác dụng với axit clohiđric dư.
b) Tính thể tích khí cacbonic thu được trong phòng thí nghiệm, nếu có 5g canxi cacbonat tác dụng hết với axit. Biết 1 mol khí ở điều kiện phòng có thể tích là 24 lít.
a) Số mol canxi cacbonat tham gia phản ứng nCaCO3= 10/100 = 0,1 mol.
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
Theo phương trình hóa học, ta có: nCaCl2= nCaCO3 = 0,1 mol.
Khối lượng của canxi clorua tham gia phản ứng: mCaCl2 = 0,1 . (40 + 71) = 11,1 g.
b) Số mol canxi cacbonat tham gia phản ứng: nCaCO3= 5/100 = 0,05 mol.
Theo phương trình hóa học, ta có: nCO2= nCaCO3 = 0,05 mol.
Thể tích khí CO2 ở điều kiện phòng là: VCO2 = 24 . 0,05 = 1,2 lít.
Hỗn hợp X gồm glucozơ và mantozơ. Chia X làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Hoà tan vào nước, lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư được 0,02 mol Ag.
- Phần 2: Đun với dung dịch H2SO4 loãng. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hoà bởi dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 0,03 mol Ag. Tính số mol của glucozơ và mantozơ trong X?
nglucozơ = a mol, nmantozơ = b mol.
- Phần 1: 1glucozơ → 2Ag, 1mantozơ → 2Ag
nAg = 2 × nglucozơ + 2 × nmantozơ = 2 × a/2 + 2 × b/2 = a + b = 0,02.
- Phần 2: thủy phân mantozơ thu được nglucozơ'' = 2 × nmantozơ = 2 × b/2 = b mol.
∑nglucozơ = nglucozơ'' + nglucozơ ban đầu = b + a/2 mol.
1glucozơ → 2Ag
nAg = 2 × nglucozơ = 2 × (b + a/2) = 0,03.
⇒ nglucozơ = 0,01 mol; nmantozơ = 0,01 mol
Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh rằng amoniac tan nhiều trong nước?
Thí nghiệm:
- Khí amoniac được nạp vào đầy bình thuỷ tinh, đạy bình bằng nút cao su có ống thuỷ tinh nhọn xuyên qua.
- Nhúng đầu ống thuỷ tinh vào chậu nước có pha vài giọt phenolphtalein.
- Hiện tượng: Nước dâng lên rất nhanh trong ống thuỷ tinh nhọn sau đó phun lên có tia màu hồng
Giải thích: Khí amoniac tan rất nhanh trong nước là giảm áp suất trong bình nên áp suất ngoài không khí nén vào mặt thoáng của chậu nước làm nước phun lên trong ống thuỷ tinh thành dòng. Amoniac tan trong nước tạo thành dung dịch có tính bazơ làm cho phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB