Câu A. CH2=CHCHO.
Câu B. CH3COCH3. Đáp án đúng
Câu C. CH3CHO.
Câu D. C6H12O6 (fructozơ).
Các ceton không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. =>B
Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào các dung dịch sau: (1) Dung dịch NaHCO3. (2) Dung dịch Ca(HCO3)2. (3) Dung dịch MgCl2. (4) Dung dịch Na2SO4. (5) Dung dịch Al2(SO4)3. (6) Dung dịch FeCl3. (7) Dung dịch ZnCl2. (8) Dung dịch NH4HCO3. Sau khi kết thúc các phản ứng, số trường hợp thu được kết tủa là
Câu A. 6
Câu B. 5
Câu C. 8
Câu D. 7
Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì sao?
Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì than gỗ có khả năng hấp phụ các khí có mùi hôi.
Trong phòng thí nghiệm, người ta làm khô các khí ẩm bằng cách dẫn khí này đi qua các bình có đựng các chất háo nước nhưng không có phản ứng với khí cần làm khô. Có các chất làm khô sau: H2SO4 đặc, CaO. Dùng hóa chất nào nói trên để làm khô mỗi khí ẩm sau đây: khí SO2, khí O2, khí CO2. Hãy giải thích sự lựa chọn đó.
Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô các khí ẩm: SO2, CO2, O2 vì H2SO4 đặc có tính háo nước và không phản ứng với các khí này.
CaO khan có thể làm khô khí ẩm O2 vì không phản ứng với oxi nhưng CaO khan không dùng để làm khô khí ẩm SO2 và khí ẩm CO2 vì CaO khan tác dụng với khí ẩm SO2, CO2. Có thể xảy ra các phản ứng sau:
CaO + H2O → Ca(OH)2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
Hoặc CaO + SO2 → CaSO3
CO2 + CaO → CaCO3
Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).
Tìm m?
Hỗn hợp sau phản ứng phản ứng với NaOH → sau khi nung nóng hỗn hợp có Al dư. Chất rắn Y gồm Al dư; Fe; Al2O3
Phần 2: Áp dụng định luật bảo toàn electron:
3.nAl dư = 2.nkhí → nAl dư = (0,0375.2):3 = 0,025 mol
Phần 1: Áp dụng định luật bảo toàn electron:
2.nFe + 3.nAl dư = 2.nkhí → nFe = (2.0,1375 – 3.0,025):2 = 0,1 mol
→ Số mol Fe trong Y = 0,1.2 = 0,2 mol
2Al (0,2) + Fe2O3 (0,1) → Al2O3 + 2Fe (0,2 mol)
nAl ban đầu = nAl pư + nAl dư → 0,2 + 0,025.2 = 0,25 mol
m = 0,25.27 + 0,1.160 = 22,75 gam.
Este X có công thức phân tử C2H4O2 . Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là:
Câu A. 8,2
Câu B. 10,2
Câu C. 15,2
Câu D. 12,3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet