Phản ứng tạo kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3. (2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2. (3) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2. (5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch CrCl3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4 Đáp án đúng

  • Câu D. 3

Giải thích:

Chọn C. - Có 4 phản ứng tạo kết tủa là: (1) NaI + AgNO3 -> AgI vàng + NaNO3 (2) Na2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 trắng + 2NaCl (3) 3NH3 + AlCl3 + 3H2O -> Al(OH)3 trắng keo + 3NH4Cl (4) Na2CO3 + CaCl2 -> CaSO3 trắng + 2NaCl (5) 4NaOH + CrCl3 -> NaCrO2 + 3NaCl + 2H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X gồm alanine và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m+73) gam muối. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm alanine và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m+73) gam muối. Tìm m?


Đáp án:

Giải

Gọi số mol nAla = a và nGlu = b

*Tác dụng với HCl: BTKL mHCl = m muối - mX = m + 73 – m = 73 gam

nHCl = nAla + nGlu => a + b = 73/36,5 = 2 (1)

*Tác dụng với NaOH:

Ala → Ala-Na m tăng = 23 - 1 = 22 (g)

a → 22a gam

Glu → Glu-Na2  mtăng = 23.2 - 2 = 44 (g)

b → 44b gam

=> mmuối tăng = 22a + 44b = 61,6 (2)

Giải (1) và (2) được a = 1,2 và b = 0,8

=> m = 1,2.89 + 0,8.147 = 224,4 (g)

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết những nhóm nguyên tử nào quyết định đặc tính hóa học của anken, ankadien, ankin. Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết những nhóm nguyên tử nào quyết định đặc tính hóa học của anken, ankadien, ankin. Vì sao?


Đáp án:

Nối đôi C=C quyết định tính chất hóa học của anken và ankadien; nối ba C≡C quyết định tính chất hóa học của ankin.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng đốt cháy ancol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol (rượu) đơn chức X thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Oxi hoá m gam X (có xúc tác) thu được hỗn hợp Y (H = 100%). Cho Y tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 30,24 gam Ag. Số mol anđehit trong Y là


Đáp án:
  • Câu A. 0,04 mol.

  • Câu B. 0,05 mol.

  • Câu C. 0,06 mol.

  • Câu D. 0,07 mol.

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? Giải thích.


Đáp án:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

a) Ảnh hưởng của nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. Giải thích: Điều kiện để các chất phản ứng với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn. Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

b) Ảnh hưởng của áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ các chất khí tăng tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

c) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dần đến hai hệ quả sau:

- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các phân tử chất phản ứng tăng.

- Tần số va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng tăng nhanh.

d) Ánh hưởng của diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Chất rắn với kích thước hạt nhỏ, có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kích thước lớn hơn và cùng khối lượng, nên tốc độ phản ứng lớn hơn.

e) Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

Giải thích: Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày ứng dụng của magie clorua
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày ứng dụng của magie clorua


Đáp án:

- Magie clorua dùng làm tiền chất để sản xuất các hợp chất khác của magie, chẳng hạn bằng cách kết tủa:

MgCl2 + Ca(OH)2 → Mg(OH)2 + CaCl2

- Có thể điện phân chất này để có được magie kim loại

MgCl2 → Mg + Cl2

- Magie clorua được sử dụng rộng rãi cho việc kiểm soát bụi và ổn định đường.

- Ngoài việc sản xuất magie kim loại, magie clorua cũng được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác: phân bón, bổ sung khoáng chất cho động vật, xử lý nước thải, làm tấm thạch cao, nước biển nhân tạo, thực phẩm chức năng, vải, giấy, sản phẩm chống cháy, xi măng và nước muối chống đông. Hỗn hợp với magiê oxit hydrat, magie clorua tạo thành một vật liệu cứng được gọi là xi măng Sorel.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…