Khối lượng phân tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Từ chất hữu cơ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol các chất) (1) X + nH2O ---xt---> nY. (2) Y ---xt---> 2E + 2Z. (3) 6nZ + 5nH2O ----as,diep luc---> X + 6nO2. (4) nT + nC2H4(OH)2 --- xt---> tơ lapsan + 2nH2O. (5) T + 2E <---xt---> G + 2H2O . Khối lượng phân tử của G là

Đáp án:
  • Câu A. 222 Đáp án đúng

  • Câu B. 202

  • Câu C. 204

  • Câu D. 194

Giải thích:

Đáp án A. Tơ lapsan được tạo thành HOOC-C6H4-COOH (T) và C2H4(OH)2. Phản ứng (3 )phản ứng quang hợp tổng hợp tinh bột → Z là CO2 và X là (C6H10O5)n. (C6H10O5)n (X) + nH2O →nC6H12O6 (Y). C6H12O6 →2CO2 (Z) + 2C2H5OH (E) . 6nCO2 + 5nH2O →(C6H10O5)n + 6nO2. OOC-C6H4-COOH + C2H4(OH)2 → -(CO-C6H4CO-O- CH2-CH2-O)n . HOOC-C6H4-COOH +2 C2H5OH → C2H5OOC-C6H4-COOC2H5 (G) + 2H2O. MG = 222.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: Zn + HCl → ZnCl2 + H2 Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

Zn + HCl → ZnCl2 + H2

Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là bao nhiêu?


Đáp án:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là: 1 + 2 = 3.

Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn hai kim loại khác, cùng nhóm với kim loại Na và so sánh tính chất của những kim loại này về những mặt sau: - Độ cứng. - Khối lượng riêng - Nhiệt độ nóng chảy. - Năng lượng ion hóa I1 - Thế điện cực chuẩn Eo(M+/M).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chọn hai kim loại khác, cùng nhóm với kim loại Na và so sánh tính chất của những kim loại này về những mặt sau:

- Độ cứng.

- Khối lượng riêng

- Nhiệt độ nóng chảy.

- Năng lượng ion hóa I1

- Thế điện cực chuẩn Eo(M+/M).


Đáp án:

So sánh Na với hai kim loại khác cùng ở nhóm IA

Kim loại kiềm Li Na K
Eo(M+/M) (V) -3,05 -2,71 -2,93
Độ cứng (kim cương có độ cứng là 10) 0,6 0,4 0,5
Khối lượng riêng (g/cm3) 0,53 0,97 0,86
Nhiệt độ nóng chảy (oC) 180 98 64
Năng lượng ion hóa I1 (kJ/mol) 520 497 419

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.


Đáp án:

* Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn

* Về monome:

- Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.

- Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.

Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.

Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng giữa stiren và KMnO4
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho phản ứng: C6H5CH=CH2 + KMnO4 --> C6H5COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O. Tổng hệ số (nguyên, tối giản) tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng trên là:


Đáp án:
  • Câu A. 27

  • Câu B. 24

  • Câu C. 34

  • Câu D. 31

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các phương trình phản ứng sau, có bao nhiêu phương trình tạo ra chất khí? (1). AgNO3 + KCl → (2). C + O2 → (3).C2H6 →(t0) (4). H2SO4 + Ba → (5). Al + Cu(NO3)2 → (6). O2 + CH3COOC2H5 → (7). O2 + N2O → (8). CH3COOCH3 →(t0) (9). HCl + NaHSO3 → (10).(NH4)2CO3 + FeSO4 → (11). AgNO3 + Ba(OH)2 → (12). HNO3 + Fe3O4 →

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 7

  • Câu C. 8

  • Câu D. 10

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…