Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất: NaOH, NaCl, Cu, HCl, NH3, Zn, Cl2, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 6 Đáp án đúng

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Giải thích:

Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là NaOH HCl NH3 Zn Cl2 AgNO3 Fe(NO3)2 + NaOH → NaNO3 + Fe(OH)2 9Fe(NO3)2 + 12HCl → 6H2O + 3NO + 5Fe(NO3)3 + 4FeCl3 3Cl2 + 6Fe(NO3)2 → 4Fe(NO3)3 + 2FeCl3 AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dạng toán liên quan tới phản ứng hóa học của đisaccarit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là.:


Đáp án:
  • Câu A. 0,095 mol

  • Câu B. 0,090 mol.

  • Câu C. 0,12 mol.

  • Câu D. 0,06 mol

Xem đáp án và giải thích
 Một phân tử polieilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Tính hệ số polime hóa của phân tử polietylen này?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một phân tử polieilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Tính hệ số polime hóa của phân tử polietylen này?


Đáp án:

Ta có:

M(-CH2-CH2)n = 56000

⇒ n = 56000/28 = 2000

Xem đáp án và giải thích
Cho các muối sau: KCl, NaNO3, BaCl2, CaCO3, BaCO3, MgCl2, những muối nào tan trong nước?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các muối sau: KCl, NaNO3, BaCl2, CaCO3, BaCO3, MgCl2, những muối nào tan trong nước?


Đáp án:

- Những muối của natri, kali đều tan

- Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan trừ một số muối như AgCl, BaSO4, CaSO4...

- Phần lớn các muối cacbonat không tan trừ muối của natri, kali

⇒ những muối tan trong nước là: KCl, NaNO3, BaCl2, MgCl2.

Xem đáp án và giải thích
Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra. a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần. d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra.

a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên

b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên

c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần.

d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử


Đáp án:

a. Zn đẩy dược Co; Pb không đẩy được Co

=> Zn có tính khử mạnh nhất

b. Pb2+ có tính oxi hóa mạnh nhất

c. Xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của cation: Zn2+/Zn; Co2+/Co; Pb2+/Pb

d. Các phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử

Zn + Co2+ → Zn2+ + Co

Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb

Co + Pb2+ → Co2+ + Pb

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về công thức của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là:


Đáp án:
  • Câu A. CnH2nO (n >= 3)

  • Câu B. CnH(2n+2)O2 (n >= 2)

  • Câu C. CnH(2n+2)O (n >= 3)

  • Câu D. CnH2nO2 (n > = 2)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…