Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Các chất trong dãy nào sau đây khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đều tạo ra sản phẩm là kết tủa:

Đáp án:
  • Câu A. fructozơ, anđehit axetic, amilopectin, xenlulozơ.

  • Câu B. Đivinyl, glucozơ, metyl fomat, amilozơ.

  • Câu C. glucozơ, metyl fomat, saccarozơ, anđehit axetic.

  • Câu D. vinylaxetilen, glucozơ, metyl fomiat, axetanđehit. Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D.  Những chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3:  Ank-1-in (ankin có liên kết ba ở đầu mạch): Phản ứng thế H bằng ion kim loại Ag: - Phương trình: RC≡CH + AgNO3 + NH3 → RC≡CAg + NH4NO3 - Đặc biệt: CH≡CH (axetilen) + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg + 2NH4NO3  Andehit (phản ứng tráng gương): Trong phản ứng này andehit đóng vai trò là chất khử: - Phương trình: R-(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R(COONH4)x + 2xAg + 2xNH4NO3 - Đặc biệt: HCHO (anđehit fomic) + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3  Các hợp chất khác: - Axit fomic: HCOOH; Este của axit fomic: HCOOR; Glucozơ,Fructozơ: C6H12O6; Mantozơ: C12H22O11 Vậy những chất tạo kết tủa với AgNO3/NH3 là: Vinyl axetilen, Glucozơ, Fructozơ, Metyl fomat, Axetanđehit, Anđehit axetic, Đivinyl

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tìm hiểu tính tẩy màu của khí chlorine ẩm Tiến hành: Đính một mẩu giấy màu ẩm vào thanh kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác chứa khí chlorine (Hình 21.6).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm hiểu tính tẩy màu của khí chlorine ẩm

Tiến hành:

Đính một mẩu giấy màu ẩm vào thanh kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác chứa khí chlorine (Hình 21.6).

Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:

1. Nhận xét màu của mẩu giấy trước và sau khi cho vào bình tam giác. Giải thích.

2. Xác định vai trò của chlorine trong phản ứng với nước, tại sao nói chlorine tự oxi hoá - tự khử trong phản ứng này?


Đáp án:

1. Sau khi cho mẩu giấy màu ẩm vào bình tam giác thì mẩu giấy mất màu do một phần khí Cl2 tác dụng với nước sinh ra HClO có tính oxi hóa mạnh, có khả năng diệt khuẩn và tẩy màu.

Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO

2. Trong phản ứng của chlorine với nước thì chlorine vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai trò là chất khử.

Ta nói chlorine tự oxi hoá - tự khử trong phản ứng này vì trong phân tử chlorine có một nguyên tử Cl đóng vai trò là chất oxi hóa, một nguyên tử Cl đóng vai trò là chất khử.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hoá học phân biệt 3 chất lỏng sau: toluen, benzen, stiren. Viết phương trình hoá học của các phản ứng hoá học đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt 3 chất lỏng sau: toluen, benzen, stiren. Viết phương trình hoá học của các phản ứng hoá học đã dùng.


Đáp án:

- Cho 3 chất lỏng tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường, chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là stiren.

- Với 2 hỗn hợp phản ứng còn lại ta đem đun nóng, chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 (nóng) thì là toluen, còn lại là benzen.

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho 1 lượng bột Cu dư vào 200ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch C, khối lượng muối khan thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1 lượng bột Cu dư vào 200ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch C, khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?


Đáp án:

Vì chỉ sinh ra khí NO nên ta có:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

            0,4         0,1         0,15

Nên sau khi cô cạn dung dịch X ta có: 0,15 mol Cu2+; 0,1 mol NO3-; 0,1 mol SO42-

→ mmuối khan = 25,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Axit axetic
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chấy X (có M = 60 và chứa C,H,O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3. Tên gọi của X là:

Đáp án:
  • Câu A. axit axetic

  • Câu B. metyl fomat

  • Câu C. Ancol propylic

  • Câu D. Axit fomic

Xem đáp án và giải thích
 Cho V lít dung dịch NaOH 0,4M tác dụng với dung dịch Al2(SO4)3 có chứa 58,14g chất tan thu được 23,4g kết tủa. Tìm giá trị lớn nhất của V 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho V lít dung dịch NaOH 0,4M tác dụng với dung dịch Al2(SO4)3 có chứa 58,14g chất tan thu được 23,4g kết tủa. Tìm giá trị lớn nhất của V 


Đáp án:

Số mol Al3+ = 0,34 mol.

Số mol Al(OH)3 = 0,3 mol < số mol Al3+ nên có 2 trường hợp xảy ra.

+TH1: Al3+ dư → Chỉ tạo Al(OH)3 nên số mol OH- = 3. 0,3 = 0,9 mol.

→ V(dd NaOH) = 2,25 lít = Vmin

+TH2: Al3+ hết → tạo

Al(OH)3: 0,3 mol và [Al(OH)4]-: 0,34 – 0,3 = 0,04 mol

→ Số mol OH- = 3 . 0,3 + 4 . 0,04 = 1,06 mol

→ V(dd NaOH) = 2,65 lít = Vmax.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…