Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?


Đáp án:

- Cho que đóm còn tàn đỏ vào từng bình chứa khí

   + Bình làm que đóm bùng cháy mãnh liệt là bình chứa oxi

   + Hai bình không hiện tượng là hai bình chứa không khí và hiđro.

- Phân biệt hai bình chứa không khí và hiđro

Dẫn lần lượt khí ở từng bình qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng

   + Nếu CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ thì khí là H2

H2 + CuO --t0--> Cu + H2O

   + Nếu không hiện tượng → không khí.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (X và Y là đồng phân của nhau, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam M thu được 6,272 lít CO2  (đktc) và 3,06 gam H2O. Mặt khác, khi cho 5,3 gam M tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy khối lượng NaOH phản ứng hết 2,8 gam, thu được ancol T, chất tan hữu cơ no Q cho phản ứng tráng gương và m gam hỗn hợp 2 muối. Tìm m
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (X và Y là đồng phân của nhau, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam M thu được 6,272 lít CO2  (đktc) và 3,06 gam H2O. Mặt khác, khi cho 5,3 gam M tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy khối lượng NaOH phản ứng hết 2,8 gam, thu được ancol T, chất tan hữu cơ no Q cho phản ứng tráng gương và m gam hỗn hợp 2 muối. Tìm m


Đáp án:

Khối lượng C = 3,36 gam; mH= 0,34 gam;

mO=5,3-3,36-0,34=1,6 gam

=> nO=0,1 mol

=> nhh=0,05
Theo đề bài nNaOH = 0,07

=> Z là este của phenol.
X: x mol; Y: y mol; Z: z mol
Ta có x+y+z=0,05
x+y+2z=0,07
=> x+y=0,03 mol; z=0,02 mol
Gọi a, b lần lượt là số C trong X, Z
BTNT C=> 0,03 a + 0,02b = 0,28
Nghiệm duy nhất: a=4, b=8
Theo đề bài khối lượng muối là = 0,05.68+0,02.130 = 6,0 gam

Xem đáp án và giải thích
Bài tập biện luận công thức cấu tạo của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ứng với các công thức phân tử C5H10O2 có bao nhiêu este đồng phân của nhau tham gia phản ứng tráng bạc?


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 9

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Bài tập biện luận công thức cấu tạo của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một chất hữu cơ A có CTPT C3H6O2 thỏa mãn: A tác dụng được dd NaOH đun nóng và dd AgNO3/NH3, to. Vậy A có CTCT là:


Đáp án:
  • Câu A. HOC – CH2 – CH2OH

  • Câu B. H – COO – C2H5

  • Câu C. CH3 – COO – CH3

  • Câu D. C2H5COOH

Xem đáp án và giải thích
Bảng tuần hoàn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 3s23p1. Vị trí (chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

Đáp án:
  • Câu A. chu kì 3, nhóm IIIB.

  • Câu B. chu kì 3, nhóm IA.

  • Câu C. chu kì 4, nhóm IB.

  • Câu D. chu kì 3, nhóm IIIA.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là


Đáp án:

Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là chu kì 3, nhóm VIA.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…