Phản ứng cộng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hợp chất nào sau đây cộng hợp được với nước Br2 ?

Đáp án:
  • Câu A. Anilin.

  • Câu B. metyl fomat

  • Câu C. glucozơ

  • Câu D. triolein Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D. - Phản ứng cộng là một phản ứng của chất hữu cơ, trong đó hai (hay nhiều hơn) phân tử kết hợp với nhau để tạo thành một phân tử lớn hơn. + Anilin tham gia phản ứng thế Br2 trên vòng thơm + Metyl fomat, glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch Br2. + Triolein tham gia phản ứng cộng Br2 vào nối đôi C=C của gốc axit oleic.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất mỗi quá trình lên men là 85%. Tính khối lượng ancol thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất mỗi quá trình lên men là 85%. Tính khối lượng ancol thu được


Đáp án:

Tinh bột (C6H10O5)n → Glucozo (C6H12O6) → 2C2H5OH + 2CO2

Do hiệu suất mỗi quá trình lên men là 85%

⇒ nC6H12O6 = [(1000.0,95)/162]. 0,85 = 4,985 Kmol

⇒ nC2H5OH = 2nC6H12O6. 0,85 = 8,4745 Kmol

⇒ mC2H5OH = 389,8 (kg)

Xem đáp án và giải thích
Giải thích hiện tượng sau: a. Polime không bay hơi được. b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định. c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường. d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích hiện tượng sau:

a. Polime không bay hơi được.

b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.


Đáp án:

a. Polime có khối lượng phân tử rất lớn nên không bay hơi được

b. polime là chất có phân tử khối rất lớn, không xác định (phân tử khối của polime chỉ giá trị trung bình) nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

 
c. Cũng do khối lượng phân tử rất lớn, lực tương tác giữa các phân tử cũng lớn nên các polime hầu như không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Do khối lượng của các phân tử polime lớn nên chuyển động của chúng không linh hoạt ⇒ độ nhớt thường cao ở cả trạng thái nóng chảy và trong dung dịch

Xem đáp án và giải thích
Dạng bài đếm số phát biểu về lý thuyết hóa hữu cơ tổng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phát biểu sau: (a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH. (b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin. (c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng (d) Anilin (C6H5NH2) tan ít trong nước. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 1

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Cho 150 cm3 dung dịch NaOH 7M tác dụng với l00cm3 dung dịch Al2(SO4)3, 1M. Hãy xác định nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 150 cm3 dung dịch NaOH 7M tác dụng với l00cm3 dung dịch Al2(SO4)3, 1M. Hãy xác định nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.


Đáp án:

nNaOH = 0,15.7 = 1,05 mol; nAl2(SO4)3 = 0,1.1 = 0,1 mol

Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

Do NaOH còn dư 1,05 – 0,6 = 0,45 mol nên Al(OH)3 sinh ra bị hòa tan

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Sau thí nghiệm các chất có trong dung dịch là :

Na2SO4 0,3 mol : Na[Al(OH)4] 0,2 mol; NaOH dư 1,05 – 0,6 – 0,2 = 0,25 mol

Thể tích dung dịch : vdd = 150 + 100 = 250 ml = 0,25 lít

CMNa2SO4 = 0,3 : 0,25 = 1,2M

CMNa[Al(OH)4] = 0,2 : 0,25 = 0,8 M

CMNaOH = 0,25 : 0,25 = 1 M

Xem đáp án và giải thích
Có 3 chất rắn là Cu, Al, CuO đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn. Để nhận biêt 3 chất rắn trên, ta dùng thuốc thử là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có 3 chất rắn là Cu, Al, CuO đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn. Để nhận biêt 3 chất rắn trên, ta dùng thuốc thử là:


Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch NaOH

  • Câu B. dung dịch CuSO4

  • Câu C. Dung dịch HCl

  • Câu D. khí H2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…