Phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào cho dưới đây là không đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Fe có thể tan trong dung dịch FeCl3

  • Câu B. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl3

  • Câu C. Fe không thể tan trong dung dịch CuCl2 Đáp án đúng

  • Câu D. Cu không thể tan trong dung dịch CuCl2

Giải thích:

Đáp án: C Có xảy ra phản ứng: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán đốt cháy chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 chất béo triglixerit cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088g chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là:


Đáp án:
  • Câu A. 7,312g

  • Câu B. 7,512g

  • Câu C. 7,412g

  • Câu D. 7,612g

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic. Cho 14,00 g hỗn hợp tác dụng với natri dư thấy có 2,24 lít khí thoát ra (đktc). a) Tính phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp X. b) Nếu cho 14,00 g X tác dụng với dd brom thì có bao nhieey gam kết tủa của 2,4,6-ribrmphenol ? Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic. Cho 14,00 g hỗn hợp tác dụng với natri dư thấy có 2,24 lít khí thoát ra (đktc).

a) Tính phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp X.

b) Nếu cho 14,00 g X tác dụng với dd brom thì có bao nhieey gam kết tủa của 2,4,6-ribrmphenol ? Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

 


Đáp án:

% khối lượng phenol = 67,14 % ;

% khối lượng ancol = 32,86 % ;

Khối lượng kết tủa = 0,10.331 = 33,10 (g).




Xem đáp án và giải thích
Bằng thí nghiệm nào có thể biết được nitơ có lẫn một tạp chất: Clo, Hidro clorua, hidosunfat? Viết Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng thí nghiệm nào có thể biết được nitơ có lẫn một tạp chất: Clo, Hidro clorua, hidosunfat? Viết Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.


Đáp án:

- Dẫn hỗn hợp khí trên qua dung dịch (KI + hồ tinh bột) thấy có màu xanh xuất hiệ là có khí clo Cl2 + 2KI→ 2KCl + I2,I2 làm hồ tinh bột hóa xanh.

- Dẫn qua dung dịch Cu(NO3) có ↓đen là H2 S.

H2S+Cu(NO3)2 → CuS↓đen + 2HNO3

- Dẫn qua dung dịch AgNO3 có ↓trắng là HCl.

HCl + AgNO3 → AgCl↓trắng + HNO3

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích vì sao. a) Trong hợp chất OF2, nguyên tố oxi có số oxi hóa +2? b) Trong hợp chất SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa +4?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích vì sao.

a) Trong hợp chất OF2, nguyên tố oxi có số oxi hóa +2?

b) Trong hợp chất SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa +4?


Đáp án:

a) Trong hợp chất OF2: oxi có 2 liên kết cộng hóa trị với 2 nguyên tử F, F có độ

âm điện 3,98 lớn hơn độ âm điện của oxi 3,44 vì vậy số oxi hóa của O là +2.

b) Trong hợp chất SO2: lưu huỳnh có 4 liên kết cộng hóa trị với 2 nguyên tử O, vì lưu huỳnh có độ âm điện 2,58 nhỏ hơn độ âm điện của oxi 3,44. Vì vậy, lưu huỳnh có số oxi hóa là +4.

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm có canxi oxit, nước, MnO2, axit H2SO4 70% (D = 1,61 g/cm3) và NaCl. Hỏi cần phải dùng những chất gì và với lượng bao nhiêu để điều chế 254g clorua vôi?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm có canxi oxit, nước, MnO2, axit H2SO4 70% (D = 1,61 g/cm3) và NaCl. Hỏi cần phải dùng những chất gì và với lượng bao nhiêu để điều chế 254g clorua vôi?


Đáp án:

Theo pt ⇒ nMnO2 = nCl2 = nCaOCl2 = 2 mol

mMnO2 = 87 x 2 = 174 g

nH2SO4 = nHCl = 4. nCl2 = 8 mol.

⇒ mH2SO4 = 8 x 98 = 784g

nNaCl = nHCl = 4. nCl2 = 8mol.

→ mNaCl = 8 x 58,5 = 468g.

nCaO = nCa(OH)2 = nCl2 = 2 mol.

→ mCaO = 2 x 56 = 112g.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…