Phân tử XY3 có tổng số các hạt proton, electron, nowtron bằng 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y trong phân tử là 76. Công thức hóa học của XY3 là gì?
2pX + nX + 3(2pY + nY) = 196
2pX + 6nY – (nX + 3nY) = 60
6nY – 2pX = 76
⇒ pY = 17; pX = 13 ⇒ AlCl3
So sánh thể tích khí oxi thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) khi phân hủy hoàn toàn KMnO4. KClO3, H2O2 trong các trường hợp sau:
a) Lấy cùng khối lượng các chất đem phân hủy.
b) Lấy cùng lượng chất đem phân hủy.
a) Nếu lấy cùng khối lượng a gam.
⇒ nKMnO4 = a/158 mol; nKClO3 = a/122,5 mol; nH2O2 = a/34 mol
2KMnO4 -to→ K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ (1)
a/158 → a/316
2KClO3 -to→ 2KCl + 3O2 ↑ (2)
a/122,5 → 3a/245
2H2O2 -to→ 2H2O + O2 ↑ (3)
a/34 → a/68
Theo pt: nO2 (1) = 1/2. nKMnO4 = a/316 mol
nO2 (2) = 3/2. nKClO3 = 3a/245 mol
nO2 (3) = 1/2. nH2O2 = a/68 mol
Ta có : a/316 < 3a/245 < a/68 ⇒ n1 < n2 < n3
Vậy thể tích oxi thu được khi phân hủy KMnO4 < KClO3 < H2O2
b) Nếu lấy cùng số mol là b mol
2KMnO4 -to→ K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ (1)
b → b/2
2KClO3 -to→ 2KCl + O2 ↑ (2)
b → 3b/2
2H2O2 -to→ 2H2O + O2 ↑ (3)
b → b/2
Theo pt: nO2 (1) = 1/2. nKMnO4 = b/2 mol
nO2 (2) = 3/2. nKClO3 = 3b/2 mol
nO2 (3) = 1/2. nH2O2 = b/2 mol
Ta có: n1 = n3 < n2.
Vậy thể tích oxi thu được khi phân hủy KMnO4 bằng khi phân hủy H2O2 và nhỏ hơn KClO3.
Hoà tan hết 25,2g kim loại R (hoá trị II) trong dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 10,08 lit H2 (đktc). Xác định kim loại R.
nH2 = 0,45 mol
Kim loại R có hoá trị II ⇒ Muối kim loại R là RCl2
PTHH: R + 2HCl → RCl2 + H2
0,45 0,45 mol
MR = m/n = 25,2/0,45 = 56
Vậy kim loại R là Fe
Trong mỗi trường hợp sau đây, hãy dẫn ra một phương trình hóa học của phản ứng để minh họa :
a. Nguyên tử Mg bị oxi hóa
b. Ion Mg2+ bị khử
c. Ion magie có số oxi hóa không thay đổi
a. Mg + FeSO4→ MgSO4 + Fe
Mg → Mg2+ + 2e
b. MgCl2 (đpnc)→ Mg + Cl2
Mg2+ + 2e → Mg
c. 2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl
Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phầm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Tìm m?
Ta có: nSO2 = 0,145 mol
Quy đổi 20,88 g oxit sắt FexOy thành 20,88 g Fe và O
Gọi nFe = x mol; nO = y mol
Quá trình nhường electron:
- Quá trình nhận electron:
Áp dụng định luật bảo toàn electron, ta có: 3x = 2y + 0,29 ⇒ 3x - 2y = 0,29 (1)
Mặt khác: 56x + 16y = 20,88 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,29 và y = 0,29
Muối sinh ra là muối Fe2(SO4)3. Áp dụng ĐL bảo toàn nguyên tố ta có:
Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân tử hòa tan có 2 phân tử phân li thành ion. Nồng độ của ion H+ là bao nhiêu?
Độ điện li của CH3COOH là 0,02.
CM H+ = 0,043. 0,02 = 0,00086 (mol)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB