Câu A. Các peptit mà phân tử chỉ chứa từ 11 đến 50 gốc α-aminoaxit được gọi là polipeptit.
Câu B. Các protein đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
Câu C. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc α-aminoaxit được gọi là đipeptit. Đáp án đúng
Câu D. Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit –CO-NH được gọi là đipeptit.
Chọn C. A. Sai, peptit được chia thành hai loại : * Oligopeptit gồm các peptit gồm các peptit có từ 2 – 10 gốc α – aminoaxit. * Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α – aminoaxit. Polipeptit của protein. B. Sai, Protein được chia làm 2 loại : dạng protein hình sợi và protein hình cầu Protein hình cầu gồm : abumin (lòng trắng trứng gà), hemoglobin (máu)… Protein hình sợi gồm : keratin (tóc, móng, sừng), fibroin (tơ tằm, màng nhện) … - Tính tan : Protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước, ngược lại các protein hình cầu tan trong nước tạo thành dung dịch keo. C. Đúng, nếu peptit có n mắc xích thì sẽ có (n – 1) liên kết peptit nên đipeptit sẽ có 1 liên kết peptit. D. Sai, peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit –CO-NH được gọi là tripeptit.
Peptit X và peptit Y đều mạch hở được cấu tạo từ các α-amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm COOH; Z là trieste của glixerol và 2 axit thuộc dãy đổng đẳng của axit acrylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,32 mol hỗn hợp E (gồm X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 : 5), thu được 3,92 mol CO2, 2,92 mol H2O và 0,24 mol N2. Nếu cho 21,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là
Câu A. dd NaOH
Câu B. dd HCl
Câu C. Na kim loại
Câu D. Quỳ tím
Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch có chứa 0,5 mol HCl thì thu được muối AlCl3 và 3,36 lít khí hiđro (đktc).
a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng
b. Axit clohiđric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?
nH2 = 0,15 mol
a. Phương trình hóa học:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
2 ← 3 mol
0,1 ← 0,15 (mol)
Khối lượng miếng nhôm đã phản ứng là:
mAl = nAl.MAl = 0,1.27 = 2,7 gam
b. Theo phương trình, nHCl phản ứng = 2nH2 = 0,15.2 = 0,3 mol
nHCl dư = nHCl ban đầu - nHCl phản ứng = 0,5 - 0,3 = 0,2 mol
Khối lượng HCl dư = 0,2 . 36,5 = 7,3 gam
Những dụng cụ bằng bạc hoặc đồng sẽ chuyển thành màu đen trong không khí hay trong nước có chứa hiđro sunfua, là do chúng bị phủ bằng một lớp muối sunfua kim loại có màu đen theo các phản ứng sau:
Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O
Cu + H2S + O2 → CuS + H2O
a) Hãy xác định số oxi hóa của những nguyên tố tham gia phản ứng oxi hóa-khử.
b) Lập phương trình hóa học của những phản ứng trên.
c) Cho biết vai trò của những chất tham gia phản ứng oxi hóa - khử.
a) Số oxi hóa của nguyên tố tham gia phản ứng oxi hóa – khử:
Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O
Số oxi hóa của Ag tăng từ 0 đến +1
Số oxi hóa của oxi giảm từ 0 xuống -2.
Cu + H2S + O2 → CuS + H2O
Số oxi hóa của Cu tăng từ 0 đến +2.
Số oxi hóa của oxi giảm từ 0 xuống -2.
b) Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử.
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O
2Cu + 2H2S + O2 → 2CuS + 2H2O
c) Trong các phản ứng trên: chất khử là Ag, Cu còn chất oxi hóa là oxi.
Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
Câu A. Tinh bột.
Câu B. Fructozơ.
Câu C. Saccarozơ.
Câu D. Glucozơ.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB