Ống nghiệm A chứa dung dịch KOH, ống nghiệm B chứa dung dịch H2SO4, ống nghiệm C chứa KMnO4, ống nghiệm D chứa nước brom. Cho vào mỗi ống nghiệm đó 1ml octan lắc đều rồi để yên. Dự đoán hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ống nghiệm A chứa dung dịch KOH, ống nghiệm B chứa dung dịch H2SO4, ống nghiệm C chứa KMnO4, ống nghiệm D chứa nước brom. Cho vào mỗi ống nghiệm đó 1ml octan lắc đều rồi để yên. Dự đoán hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và giải thích.


Đáp án:

Octan không tác dụng với các hóa chất này, tuy nhiên vẫn có hiện tượng tách lớp và hòa tan vào nhau.

- Ống nghiệm A, B, C có hiện tượng tách lớp vì octan không tan trong các hóa chất này.

- Ống nghiệm D màu dung dịch brom nhạt dần do octan tan trong dung dịch brom.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho một ít bột sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat. nhận thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần. Nhưng cho một ít bột đồng vào dung dịch sắt (III) sunfat nhận thấy màu vàng nâu của dung dịch nhạt dần và sau đó lại có màu xanh. Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một ít bột sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat. nhận thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần. Nhưng cho một ít bột đồng vào dung dịch sắt (III) sunfat nhận thấy màu vàng nâu của dung dịch nhạt dần và sau đó lại có màu xanh. Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Màu xanh nhạt dần do lượng CuSO4 giảm dần trong quá trình phàn ứng.

Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

Màu nâu màu xanh

Màu nâu nhạt dần (Fe2(SO4)3 giảm dần) và màu xanh xuất hiện do CuSO4 sinh ra

Xem đáp án và giải thích
Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có công thức là M2X. Cho biết: Tổng số proton trong hợp chat M2X bằng 46. Trong hạt nhân của M có n – p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’. Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm 8/47 khối lượng phân tử. Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử M, X và liên kết trong hợp chất M2X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có công thức là M2X. Cho biết:

Tổng số proton trong hợp chat M2X bằng 46.

Trong hạt nhân của M có n – p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’.

Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm 8/47 khối lượng phân tử.

Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử M, X và liên kết trong hợp chất M2X là bao nhiêu?

Đáp án:

Theo đề nM - pM = 1 và nX = pX

Phân tử khối của M2X : 2(pM + nM) + (pX + nX) = 2.2pM + 2pX + 2 = 94

X chiếm 8/47 phần khối lượng ⇒ Nguyên tử khối X = 16 và M = 39

⇒ Số proton trong X là 8 (oxi), trong M là 19 (kali)

Hợp chất K2O có liên kết ion.

Xem đáp án và giải thích
a) Vì sao amin dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cùng nguyên tử cacbon trong phân tử? b) Vì sao benzyl amin (C6H5CH2NH2) tan vô hạn trong nước và làm xanh quỳ tím còn anilin (C6H5NH2) thì tan kém (3,4 gam trong 100 gam nước) và không làm đổi màu quỳ tím?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Vì sao amin dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cùng nguyên tử cacbon trong phân tử?

b) Vì sao benzyl amin (C6H5CH2NH2) tan vô hạn trong nước và làm xanh quỳ tím còn anilin (C6H5NH2) thì tan kém (3,4 gam trong 100 gam nước) và không làm đổi màu quỳ tím?


Đáp án:

a) Do amin có khả năng tạo liên kết hidro khá mạnh với nước nên dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cũng nguyên tử cacbon trong phân tử.

b) Gốc C6H5- có tương tác hút electron mạnh làm giảm mật độ electron của nguyên tử N nên làm tính bazo của anilin giảm gần như không có tính bazo đồng thời làm giảm độ tan của anilin trong nước.

- Nhóm C6H5-CH2-

- Do nhóm NH2 không đính trực tiếp vào vòng benzen nên mật độ electron trên nguyên tử Nito của phân tử C6H5CH2NHlớn hơn tính bazơ không bị giảm đi do đó nó tan tốt trong nước và làm quỳ tím hóa xanh

Xem đáp án và giải thích
Dãy các chất tác dụng được với oxit bazơ Na2O là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy các chất tác dụng được với oxit bazơ Na2O là:


Đáp án:
  • Câu A. H2O, SO2, HCl

  • Câu B. H2O, CO, HCl

  • Câu C. H2O, NO, H2SO4

  • Câu D. H2O, CO, H2SO4

Xem đáp án và giải thích
Kim loại kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi cho lượng dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch kali đicromat, dung dịch trong ống nghiệm

Đáp án:
  • Câu A. Chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.

  • Câu B. Chuyển từ màu vàng sang màu da cam.

  • Câu C. Chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

  • Câu D. Chuyển từ màu da cam sang màu xanh lục.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…