Câu A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO3- và SO42-
Câu B. Để làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng.
Câu C. Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu. Đáp án đúng
Câu D. Nước cứng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay.
Chọn C A. Sai, Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ B. Sai, Phương pháp đun nóng chỉ có thể làm mềm được nước cứng tạm thời vì trong nước cứng tạm thời có chứa các ion Mg2+, Ca2+ và HCO3- khi đun nóng: 2HCO3- → CO3(2-) + CO2 + H2O; khi đó: Mg2+, Ca2+ + CO3(2-) → MgCO3 , CaCO3. Lọc bỏ kết tủa ta sẽ thu được nước mềm. C. Đúng, Trong nước tự nhiên chứa nhiều các ion Ca2+, Mg2+ và HCO3-, Cl-, SO4(2-) nên có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu. D. Sai, Nước cứng gây nhiều trở ngại với đời sống hằng ngày và cho các ngành sản xuất như: làm quần áo mục nát, làm giảm mùi vị thức ăn, đóng cặn làm tắc ống dẫn nước, làm hỏng nhiều dung dịch pha chế… nhưng không phải là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Hãy cho biết sự khác nhau giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể ion. Lấy ví dụ minh họa.
Sự khác nhau giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể ion:
Tinh thể nguyên tử: Các nguyên tử nằm ở nút mạng tinh thể, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Vì vậy, các tinh thể nguyên tử như kim cương, than chì, gemani, silic,... đều cứng, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy rất cao.
Tinh thể ion: Các ion âm và dương phân bố luân phiên, đều đặn ở nút mạng tinh thể. Các ion này liên kết với nhau bằng liên kết ion. Vì vậy, các tinh thể ion như NaCl, CaF2... đều cứng, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao.
Cho 6g kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường.
Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)?
a) Thay 6g kẽm hạt bằng 6g kẽm bột.
b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ phản ứng là 50oC.
d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi ban đầu.
a) Tốc độ phản ứng tăng lên (tăng diện tích bề mặt).
b) Tốc độ phản ứng giảm xuống (giảm nồng độ chất phản ứng).
c) Tốc độ phản ứng tăng.
d) Tốc độ phản ứng không thay đổi.
Cho từ từ 0,7 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được là bao nhiêu?
Ta có: nOH- = nNaOH = 0,7 mol
nAl3+ = 2.0,1 = 0,2 mol
Al3+ (0,2) + 3OH- (0,6) → Al(OH)3↓ (0,2 mol)
⇒ nOH- dư = 0,7 - 0,6 = 0,1 mol
Al(OH)3 (0,1) + OH- (0,1) → AlO2- + 2H2O
⇒ nAl(OH)3 = 0,2 - 0,1 = 0,1 mol
Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam một amino axit có 1 nhóm –COOH được 0,6 mol CO2, 0,5 mol H2O và 0,1 mol N2. Tìm công thức phân tử của amino axit
Ta có X có dạng CxHyO2Nz
2CxHyO2Nz → 2xCO2 + yH2O + zN2
nC = nCO2 = 0,6 mol.
nH = 2 × nH2O = 2 × 0,5 = 1 mol.
nN = 2 × nN2 = 2 × 0,1 = 0,2 mol.
mO = mX - mC - mH - mN = 17,4 - 0,6 × 12 - 1 × 1 - 0,2 × 14 = 6,4 gam.
nO = = 0,4 mol.
Ta có x: y: 2: z = nC: nH: nO: nN = 0,6: 1: 0,4: 0,2 = 3: 5: 2: 1
Vậy X là C3H5O2N
Câu A. 8,22
Câu B. 6,94
Câu C. 5,72
Câu D. 6,28
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB