Cho 13,6 gam một chất hữu cơ X (có thành phần nguyên tố C, H, O) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,6 mol AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 43,2 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 13,6 gam một chất hữu cơ X (có thành phần nguyên tố C, H, O) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,6 mol AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 43,2 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là gì?


Đáp án:

nAg = 0,4 < nAg ⇒ X có nhóm chức –CHO và có nối ba đầu mạch.

nX = 1/2 nAg = 0,2 ⇒ MX = 68 ⇒ X là: CH≡C-CH2-CHO.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Sục hỗn hợp khí CO2 và CO vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch nước lọc. Đổ dung dịch NaOH vào nước lọc thấy xuất hiện kết tủa. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sục hỗn hợp khí CO2 và CO vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch nước lọc. Đổ dung dịch NaOH vào nước lọc thấy xuất hiện kết tủa. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên


Đáp án:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓+ H2O     (1)

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2             (2)

Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3+ Na2CO3 + 2H2O        (3).




Xem đáp án và giải thích
Phản ứng oxi hóa khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Sục khí SO2 vào dd KMnO4. (2) Sục khí SO2 vào dd H2S. (3) Sục hỗn hợp khí NO2, O2 vào nước. (4) Cho MnO2 vào dd HCl đặc, nóng. (5) Cho Fe2O3 vào dd H2SO4 đặc, nóng. (6) Cho SiO2 vào dd HF. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa khử xảy ra là:

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 4

  • Câu C. 6

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Kim loại đồng, sắt tạo nên từ nguyên tố nào? Nêu sự sắp xếp nguyên tử trong một mẫu đơn chất kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Kim loại đồng, sắt tạo nên từ nguyên tố nào? Nêu sự sắp xếp nguyên tử trong một mẫu đơn chất kim loại.


Đáp án:

– Kim loại đồng, sắt được tạo nên từ nguyên tố đồng (Cu) và sắt (Fe)

- Trong đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo 1 trật tự xác định.

Xem đáp án và giải thích
Cho khí H2 tác dụng với Fe2O3 nung nóng thu được 11,2g Fe. Tính thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho khí H2 tác dụng với Fe2O3 nung nóng thu được 11,2g Fe. Tính thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng


Đáp án:

nFe = 0,2 mol

3H2 + Fe2O3 --t0--> 2Fe + 3H2O

0,3 ← 0,2 (mol)

Thể tích khí H2 đã tham gia phản ứng là:

VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,3 = 6,72 lít

Xem đáp án và giải thích
Có ba kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết ba kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết ba kim loại.


Đáp án:

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

– Nhỏ dung dịch NaOH lần lượt vào 3 ống nghiệm chứa 3 kim loại trên

    + Kim loại nào tác dụng và có bọt khí bay lên là Al

    + 2 kim loại còn lại (Fe, Ag) không tác dụng.

    PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑

- Cho dung dịch HCl vào hai kim loại Fe và Ag:

    + Kim loại nào tác dụng và có khí bay lên là Fe

    + Kim loại nào không tác dụng là Ag.

    PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…