Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì lien tiếp. Phân tử khối của A là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì lien tiếp. Phân tử khối của A là bao nhiêu?


Đáp án:

Xét ion X+ : có 5 nguyên tử, tổng số proton là 11. Vậy số proton trung bình là 2,2.

⇒ Có 1 nguyên tử có số proton nhỏ hoặc bằng 2 và tạo thành hợp chất. Vậy nguyên tử đó là H.

Ion X+ có dạng AaHb. Vậy a.pA + b = 11 và a + b = 5

Chọn được nghiệm thích hợp a = 1 , b = 4 và pA = 7 ⇒ Ion X+ là NH4+.

Xét ion Y2- có dạng MXLY2-: x.eM + y.eL + 2 = 50

Vậy x.eM + y.eL = 48 và x + y = 5.

Số electron trung bình của các nguyên tử trong Y2- là 9,6

⇒ Có 1 nguyên tử có số electron nhỏ hơn 9,6

⇒ Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì II.

⇒ Nguyên tử của nguyên tố còn lại thuộc chu kì III.

Nếu 2 nguyên tố cùng thuộc một nhóm A thì sẽ hơn kém nhau 8 electron

Vậy eM - eL = 8

Ta chọn được nghiệm: eM = 16 và eL = 8 . Ion có dạng SO42- .

Chất A là: Phân tử khối của A là 132.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi sục khí xicloankan vào dung dịch brom thì có hiện tượng nào sau đây?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi sục khí xicloankan vào dung dịch brom thì có hiện tượng nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Màu dung dịch không đổi.

  • Câu B. Màu dung dịch đậm lên.

  • Câu C. Màu dung dịch bị nhạt dần.

  • Câu D. Màu dung dịch từ không màu chuyển sang màu nâu đỏ.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi cho Na dư vào dung dịch Fe2(SO4)3, FeCl2 và AlCl3 thì có hiện tượng xảy ra ở cả 3 cốc là :

Đáp án:
  • Câu A. có kết tủa

  • Câu B. có khí thoát ra

  • Câu C. có kết tủa rồi tan

  • Câu D. không hiện tượng

Xem đáp án và giải thích
Để tách etilen ra khỏi hỗn hợp gồm etilen và axetilen ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để tách etilen ra khỏi hỗn hợp gồm etilen và axetilen ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch nào?


Đáp án:

Để tách etilen ra khỏi hỗn hợp gồm etilen và axetilen ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch AgNO3 trong NH3

Xem đáp án và giải thích
Người ta quy ước mỗi vạch ngang giữa kí hiệu biểu thị một hóa trị của mỗi bên nguyên tử. Cho biết sơ đồ công thức của hợp chất giữa nguyên tố X, Y với H và O như sau: H-X-H; X= O; H-Y a) Tính hóa trị của X và Y. b) Viết sơ đồ công thức hợp chất giữa nguyên tố Y và O, giữa nguyên tố X và Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta quy ước mỗi vạch ngang giữa kí hiệu biểu thị một hóa trị của mỗi bên nguyên tử. Cho biết sơ đồ công thức của hợp chất giữa nguyên tố X, Y với H và O như sau:

         H-X-H; X= O; H-Y

   a) Tính hóa trị của X và Y.

   b) Viết sơ đồ công thức hợp chất giữa nguyên tố Y và O, giữa nguyên tố X và Y.


Đáp án:

a) Vì và X = O → X có hóa trị II.

   Vì → Y có hóa trị I.

   b) Y-O-Y ; Y-X-Y.

Xem đáp án và giải thích
Thuỷ phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuỷ phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là


Đáp án:

nAla = 0,32 mol; nAla–Ala = 0,2 mol; nAla-Ala-Ala = 0,12 mol

Bảo toàn nguyên tố N: nAla + 2 nAla–Ala + 3 nAla-Ala–Ala = 4nAla-Ala-Ala-Ala

⇒ nAla-Ala-Ala-Ala = (0,32 + 0,2. 2 + 0,12. 3)/4 = 0,27 mol

⇒ m = 0,27. (89. 4 - 18. 3) = 81,54 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…