Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là:
Câu A. 38,76%.
Câu B. 40,82%
Câu C. 34,01%. Đáp án đúng
Câu D. 29,25%.
Chọn C; Phân tích: Đối với các dạng bài toán này, ta có cách tính từ dưới tính lên. Ta sẽ xuất phát từ ancol Y. Vì các este đều đơn chức nên khi thủy phân ta cũng thu được ancol Y đơn chức. Xét ancol Y có dạng R′OH, nH2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol; R'OH + Na ® R'ONa + (1/2)H2; 0,08-----0,08-----0,08----0,04 ; Ta có khối lượng bình tăng = mY - mH2 = 2,48 ® mY = 2,48 + 0,04.2 = 2,56g; Þ MY = 2,56 / 0,08 = 32 Þ Y: CH3OH; n(este) = nY = 0,08 mol; nO(X) = 0,16 mol; mO = 2,56g; nH2O = 3,96/18 = 0,22 mol; Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng trong X ta có: mC = mX - mO - mH = 5,88 - 2,56 - 0,22.2 = 2,88g; Þ nCO2 = nC = 2,88/12 = 0,24 mol; Ta có khi đốt cháy este no, đơn chức thì số mol CO2 bằng số mol nước, khi đốt cháy este không no có 1 liên kết C=C thì n(Este không no) = nCO2 - nH2O = 0,24 - 0,22 = 0,02 mol; n(Este no) = 0,08 - 0,02 = 0,06 mol; C(trung bình) = nCO2/ nX = 0,24/0,08 = 3; → 2 este no là HCOOCH3 (a mol) và CH3COOCH3 (b mol), còn este không no là CnH2n−2O2 0,02 mol Áp dụng định luật bảo toàn C ta có: 2a + 3b + 0,02n = 0,24 và a + b = 0,06; Þ b + 0,02n = 0,12 Þ n < 6; Để axit không no có đồng phần hình học thì số C trong axit không no ít nhất phải bằng 4. Vậy trong este của axit với CH3OH số C ít nhất là 5 vậy n=5; Với n = 5 Þ b = 0,02 , a = 0,04 Þ mHCOOCH3 + mCH3COOCH3 = 3,88g; Þ m(Este ko no) = 5,88 - 3,88 = 2g; Þ %m(este ko no) = (2/5,88).100% = 34,01%
Dung dịch chứa chất nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh ?
Câu A. Glutamic
Câu B. Anilin
Câu C. Glyxin
Câu D. Lysin
Trong phòng thí nghiệm, để tiêu huỷ các mẩu natri dư, trong các cách dưới đây cách nào là đúng?
Câu A. Cho vào máng nước thải.
Câu B. Cho vào dầu hoả.
Câu C. Cho vào cồn ≥ 96o.
Câu D. Cho vào dung dịch NaOH
Cho phương trình: 2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
Nhiệt phân 31,6 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc), biết hiệu suất phản ứng 80% . Tìm V?
nKMnO4 = 0,2 mol
2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
0,2 → 0,1 (mol)
Vì H% = 80% ⇒ nO2 thực tế = 0,1.80% = 0,08 mol
⇒ VO2 = 0,08.22,4 = 1,792 (lít)
Giải thích vì sao khi một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn.
Một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn vì trong phản ứng hóa học nguyên tử được bảo toàn, không mất đi.
Dẫn ankin X vào lượng dư dung dịch Br2, khối lượng bình đựng dung dịch Br2 tăng 2 gam và có 0,1 mol Br2 đã tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn cũng lượng X trên, hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Tìm m?
nBr2 = 2nX ⇒ nX = 0,05 mol ⇒ MX = 2/0,04 = 40 ⇒ CTPT X: C3H4
nCaCO3 = nCO2 = 0,05.3 = 0,15 mol ⇒ m ↓ = 0,15.100 = 15 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB