Câu hỏi lý thuyết chung về chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dầu ăn là khái niệm dùng để chỉ :


Đáp án:
  • Câu A. lipit động vật.

  • Câu B. lipit thực vật.

  • Câu C. lipit động vật, một số ít lipit thực vật.

  • Câu D. lipit thực vật, một số ít lipit động vật. Đáp án đúng

Giải thích:

Dầu ăn là khái niệm dùng để chỉ: lipit thực vật, một số ít lipit động vật.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây: a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4. b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2. c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2SO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây:

 

a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4.

 

b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2.

 

c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2SO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4.


Đáp án:

a) Axit bromhiđric, axit sunfurơ, axit photphoric, axit sunfuric.

 

b) Magie hiđroxit, sắt(III) hiđroxit, đồng(II) hiđroxit.

 

c) Bari nitrat, nhôm sunfat, natri sunfit, kẽm sunfua, natri hiđrophotphat, natri đihiđrophotphat.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về amino axit, chất béo, peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây là sai


Đáp án:
  • Câu A. Metyl amin là chất khí, làm xanh quỳ tím ẩm.

  • Câu B. Các đipeptit hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

  • Câu C. Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao.

  • Câu D. Các chất béo có gốc axit béo không no thường là chất lỏng.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi nào?


Đáp án:

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi: Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau: a) Liên kết ion. b) Liên kết cộng hóa trị không cực. c) Liên kết cộng hóa trị có cực.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau:

a) Liên kết ion.

b) Liên kết cộng hóa trị không cực.

c) Liên kết cộng hóa trị có cực.


Đáp án:

So sánh Liên kết cộng hóa trị không cực Liên kết cộng hóa trị có cực Liên kết ion
Giống nhau về mục đích Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e)
Khác nhau về cách hình thành liên kết Dùng chung e. Cặp e không bị lệch Dùng chung e. Cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn Cho và nhận electron
Thường tạo nên Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau Giữa kim loại và phi kim
Nhận xét Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion.

Xem đáp án và giải thích
Tỉ lệ mol giữa Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chia dung dịch hỗn hợp X gồm Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3 thành hai phần bằng nhau. Phần một hòa tan vừa đúng 2,56 gam bột Cu. Phần hai tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được 50,5 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ mol giữa Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3 trong dung dịch hỗn hợp X là

Đáp án:
  • Câu A. 1:1

  • Câu B. 1:2

  • Câu C. 1:3

  • Câu D. 1:4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…