Cho sơ đồ của phản ứng như sau:
Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu
Xác định các chỉ số x, y và cân bằng phương trình hóa học.
- Xác định các chỉ số x và y
Ta có Al có hóa trị III; nhóm (SO4) có hóa trị II
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: III.x = II.y hay x/y = II/III
Chọn x = 2 thì y = 3.
- Cân bằng phương trình hóa học:
Thay x và y vào sơ đồ được:
Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu
Vế phải có 2 nguyên tử Al để số nguyên tử Al ở hai về bằng nhau thêm 2 vào trước Al
2Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu
Vế phải có 3 nhóm (SO4) để số nhóm (SO4) ở hai vế bằng nhau thêm 3 vào trước CuSO4.
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu
Thấy phải thêm tiếp 3 vào trước Cu ở vế trái để số nguyên tử Cu ở hai vế bằng nhau.
Vậy phương trình hóa học là:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxyl Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170 oC không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng?
Câu A. Trong X có ba nhóm –CH3
Câu B. Chất Z không làm mất màu dung dịch nước brom.
Câu C. Chất Y là ancol etylic.
Câu D. Phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối
1. Tính chất hóa học của bazơ.
Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
Giải thích: dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo ra kết tủa Fe(OH)3 nâu đỏ.
Phương trình: 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3NaCl.
Kết luận: Bazơ kiềm tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.
Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit.
Hiện tượng: Kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt màu xanh lam.
Giải thích: Kết tủa tan là do HCl tác dụng với Cu(OH)2 tạo dd trong suốt màu xanh lam.
Phương trình: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.
Kết luận: Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước.
2. Tính chất hóa học của muối.
Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại.
Hiện tượng: Trên đinh sắt xuất hiện lớp chất rắn màu đỏ.
Giải thích: Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4. Cu bám vào trên bề mặt đinh sắt.
Phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Kết luận: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối tạo muối mới và giải phóng kim loại.
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan.
Giải thích: BaCl2 tác dụng với Na2SO4 tạo ra BaSO4 màu trắng không tan.
Phương trình: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl.
Kết luận: Muối tác dụng với muối tạo thành hai muối mới trong đó có 1 muối không tan.
Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
Giải thích: BaCl2 tác dụng với H2SO4 tạo ra kết tủa trắng BaSO4.
Phương trình: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl.
Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo muối mới không tan và axit mới.
Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
nCu = 0,12 mol
nH+ = 0,32 mol ; nNO3- = 0,12 mol; nSO42- = 0,1 mol
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,12 0,32 0,12
0,12 0,32 0,08 0,12
0 0 0,04
mmuối = mCu2+ + mSO42- + mNO3- dư = 19,76 gam
Bảng trên là khối lượng riêng của một số chất, ghi trong điều kiện thong thường.
Chất | Khối lượng riêng (g/cm3) |
---|---|
Đồng | 8,92 |
Kẽm | 7,14 |
Nhôm | 2,70 |
Khí oxi | 0,00133 |
Khí Nito | 0,00117 |
Em có nhận xét gì về khối lượng riêng của các chất rắn so với các chất khí? Hãy giải thích vì sao?
Khối lượng riêng của các chất rắn lớn hơn khối lượng riêng của các chất khí. Vì chất ở trạng thái khí các phân tử ở rất xa nhau có khoảng cách rất lớn giữa các phân tử nên khối lượng riêng của chất khí sẽ nhỏ hơn chất rắn.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet