Bài toán liên quan tới tính chất hóa học của muối hiđrocacbonat và muối cacbonat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 44,7 gam X thành ba phần bằng nhau: - Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 35,46 gam kết tủa. - Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa. - Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M. Giá trị của V là :


Đáp án:
  • Câu A. 180 Đáp án đúng

  • Câu B. 200

  • Câu C. 80

  • Câu D. 20

Giải thích:

Phần 1: HCO3- + OH- --> CO32- + H2O; Ba2+dư + CO32- --> BaCO3 (0,18 mol). Phần 2: Ba2+ dư + CO32- --> BaCO3 (0,04 mol); Trong mỗi phần: R2CO3: 0,04 mol và RHCO3: 0,14 mol; 0,04×(2R+60)+ 0,14×(R+61) = 44,7:3 R = 18 (NH4+) => V = (0,04×2+0,14×2) : 2 = 0,18 lít = 180 ml

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thực hiện các thí nghiệm sau:    (1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2    (2) Cho khí CO qua sắt (III) oxit nung nóng    (3) Đốt cháy Mg trong bình đựng khí CO2    (4) Đốt cháy Fe trong bình đựng khí Cl2    (5) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH    Số thí nghiệm có thể xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là những phản ứng nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

   (1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2

   (2) Cho khí CO qua sắt (III) oxit nung nóng

   (3) Đốt cháy Mg trong bình đựng khí CO2

   (4) Đốt cháy Fe trong bình đựng khí Cl2

   (5) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH

   Số thí nghiệm có thể xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là những phản ứng nào?


Đáp án:

Các phản ứng oxi hóa khử là:

(2): 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2

(3): 2Mg + CO2 → 2MgO + C

(4): 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Xem đáp án và giải thích
Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang nàu nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang nàu nào?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Từ trái sang phải trong một chu kì tại sao bán kính nguyên tử các nguyên tố giảm thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ trái sang phải trong một chu kì tại sao bán kính nguyên tử các nguyên tố giảm thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng?


Đáp án:

Trong một chu kì thì nguyên tử các nguyên tố có cùng số lớp electron theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần, nên khả năng dễ mất electron ở lớp ngoài cùng giảm dần nên tính kim loại giảm dần, đồng thời khả năng thu thêm electron ở lớp ngoài cũng tăng nên tính phi kim tăng dần.

Xem đáp án và giải thích
Có ba ống nghiệm: Ống 1 đựng rượu etylic ống 2 đựng rượu 96o, ống 3 đựng nước. Cho Na dư vào các ống nghiệm trên, viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba ống nghiệm: Ống 1 đựng rượu etylic ống 2 đựng rượu 96o, ống 3 đựng nước. Cho Na dư vào các ống nghiệm trên, viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Ống 1: Rượu etylic tác dụng với Na

2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa + H2

Ống 2: Rượu 96o tác dụng với Na ⇒ gồm C2H5OH và H2O tác dụng với Na

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa + H2

Ống 3: Nước tác dụng với Na

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

 

Xem đáp án và giải thích
Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì sao?


Đáp án:

Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì than gỗ có khả năng hấp phụ các khí có mùi hôi.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…