Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 g alanin. Nếu phân tử khối của A là 50.000 thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 g alanin. Nếu phân tử khối của A là 50.000 thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?


Đáp án:

Số mol alanin = 170 : 89 = 1,91 (mol)

Với MA = 50.000 => nA = 500 : 50000 = 0,01 (mol)

Trong 0,01 mol phân tử A có 1,91 mol alanin

=> Trong 1 mol phân tử A có 191 mol alanin

Số mắt xích alanin có trong phân tử A là 191

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra?


Đáp án:

nFeCO3 = 0,1 mol ⇒ Fe(NO3)3 = 0,1 mol ⇒ nNO3- = 0,3 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → Cu2+ + 2NO + 4H2O

nCu = 3/2. nNO3- = 0,45 mol

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

nCu = 1/2. nFe3+ = 0,05

⇒ ∑nCu = 0,5 ⇒ mCu = 32 gam

Xem đáp án và giải thích
Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong một bình chứa được không? a) Khí hiđro sunfua H2S và khí lưu huỳnh đioxit SO2 b) Khí oxi O2 và khí clo Cl2 c) Khí hiđro iotua HI và khí clo Cl2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong một bình chứa được không?

a) Khí hiđro sunfua H2S và khí lưu huỳnh đioxit SO2

b) Khí oxi O2 và khí clo Cl2

c) Khí hiđro iotua HI và khí clo Cl2


Đáp án:

a) Khí hiđro sunfua H2S và khí SO2 không cùng tồn tại trong một bình chứa vì H2S chất khử mạnh, SO2 là chất oxi hóa.

2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

b) Khí oxi và khí clo có thể tồn tại trong một bình vì O2 không tác dụng trực tiếp với Cl2

c) Khí HI và Cl2 không tồn tại trong một bình vì Cl2 là chất oxi hóa mạnh và HI là chất khử mạnh

Cl2 + 2HI → 2HCl + I2

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi liên quan tới công thức cấu tạo của tơ nilon-6
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, … Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là:


Đáp án:
  • Câu A. (-CH2-CH=CH-CH2)n

  • Câu B. (-NH-[CH2]6-CO-)n

  • Câu C. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n

  • Câu D. (-NH-[CH2]5-CO-)n

Xem đáp án và giải thích
Để đơn giản, ta xem một loại xăng là hỗn hợp các đồng phân của hexan. Hãy cho biết: a) Cần trộn hơi xăng và không khí theo tỉ lệ thể tích như thế nào để đốt cháy hoàn toàn xăng trong các động cơ đốt trong. b) Cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để đốt cháy hoàn toàn 1 g xăng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để đơn giản, ta xem một loại xăng là hỗn hợp các đồng phân của hexan. Hãy cho biết:

a) Cần trộn hơi xăng và không khí theo tỉ lệ thể tích như thế nào để đốt cháy hoàn toàn xăng trong các động cơ đốt trong.

b) Cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để đốt cháy hoàn toàn 1 g xăng.





Đáp án:

a) 

Theo phương trình hoá học, tỉ lệ thể tích hơi xăng: oxi = 1 : 9,5.

Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí nên tỉ lệ hơi xăng : không khí là

                              =1:47,5

b) Đốt 86 g (1 mol) cần: 9,5 .(1 mol) cần : 9,5.2,4.5 =1064 (lít) không khí.

    Đốt 1 g cần =12,37 (lít) không khí




Xem đáp án và giải thích
Viết tường trình
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết tường trình

1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.

2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.

3. Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit


Đáp án:

1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.

Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd H2SO4 loãng.

Cho tiếp 1 viên kẽm nhỏ vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Có bọt khí nổi lên

Giải thích: Vì Zn đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học nên có thể đẩy được H ra khỏi dung dịch axit của nó → có khí H2 thoát ra.

Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Vai trò: Trong phản ứng trên Zn là chất khử, H+(H2SO4) là chất oxi hóa..

2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.

Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd CuSO4 loãng.

Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt đã làm sạch bề mặt.

Để yên 10p, quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Đinh sắt có 1 lớp màu đỏ bám vào, màu xanh của CuSO4 bị mất đi

Giải thích: Vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học nên có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối → lớp Cu màu đỏ bám vào đinh sắt.

Phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Vai trò: Fe là chất khử, Cu2+ (CuSO4 ) là chất oxi hóa

3. Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit

Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd FeSO4, thêm vào ống 1ml dd H2SO4 loãng.

Nhỏ từng giọt KMnO4 vào ống nghiệm, lắc nhẹ mỗi lần nhỏ KMnO4.

Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Màu thuốc tím nhạt dần → hết màu

Giải thích: Vì trong môi trường axit FeSO4 là chất khử, xảy ra sự oxi hóa Fe2+ → Fe3+; Mn từ Mn7+ → Mn2+

Phương trình phản ứng: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

Vai trò: Fe2+ (FeSO4) là chất khử, Mn+7 (KMnO4) là chất oxi hóa.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…