Nung nóng 100g hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi thu được 69kg hỗn hợp rắn. Tính % khối lượng của NaHCO3 trong hỗn hợp
Từ 1 tấn mùn cưa chứa 60% xenlulozo điều chế ancol etylic 70o , hiệu suất của quá trình là 70%, khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 g/ml. Thể tích ancol 70o thu được là :
Câu A. 208,688 lit
Câu B. 298,125 lit
Câu C. 452,893 lit
Câu D. 425,926 lit
Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất sau: axit axetic, vinyl axetat, stiren, isoamyl axetat.
Dùng nuớc: axit axetic tan; 3 chất không tan cho tác dụng với nước brom: isoamyl axetat không phản ứng; cho 2 chất còn lại tác dụng với dung dịch kiềm: vinyl axetat bị thuỷ phân nên tan dần, stiren không phản ứng (không thay đổi).
Cho hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500 dung dịch NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 (đktc)Và dung dịch X. Thể tích HCl 2M tối thiểu cần cho vào X để thu được lượng kết tủa lớn nhất bao nhiêu?
Dung dịch X chứa các ion Na+ ; AlO2- ; OH- dư (có thể). Áp dụng định luật Bảo toàn điện tích:
n AlO2- + n OH- = n Na+ = 0,5
Khi cho HCl vaof dung dịch X:
H+ + OH- → H2O (1)
H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3 ↓ (2)
3H+ + Al(OH)3 → Al3+ + 3H2O (3)
Để kết tủa là lớn nhất, thì không xảy ra (3) và n H+ = n AlO2- + n OH- = 0,5 mol
⇒ VHCl = 0,5/2 = 0,25 (lít)
Cho các chất sau:
(1) . Amoniac (2). Anilin
(3). p – Nitroanilin (4). Metylanilin
Hãy sắp xếp theo khả năng tăng dần tính bazo của các chất đã cho trên?
Vòng benzene hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơm có tính bazo yếu hơn NH3
Gốc metyl –CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm –CH3 có tính bazo mạnh hơn NH3
Trong các amin thơm, nhóm nitro -NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của NH2 , do đó p –nitroanilin có tính bazo yếu nhất
Sắp xếp: 3 < 2 < 4 < 1 < 5
Cho biết tổng số các hạt proton, nơtron, electron tạo nên một nguyên tử một nguyên tố bằng 49, trong đó số hạt không mang điện là 17.
a) Tính số p và số e có trong nguyên tử.
b) Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tố.
c) Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử.
d) Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng có gì giống và khác so với nguyên tử O?
Trong 1 nguyên tử có số p = số e và nơtron là hạt không mang điện.
Theo đề bài, ta có: n = 17
số p = số e = (49-17)/2 = 16
Vậy số p và số e bằng 16.
b) Nguyên tố này là lưu huỳnh, kí hiệu S, nguyên tử khối là 32 đvC.
c) Sơ đồ đơn giản của nguyên tử S:
d) Nguyên tử lưu huỳnh có 3 lớp electron và 6 eletron lớp ngoài cùng
+ Khác: với nguyên tử O chỉ có 2 lớp electron.
+ Giống: với nguyên tử O là có cùng 6e ở lớp ngoài cùng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB