Nung hợp chất canxi cacbonat trong một chén nung, người ta thu được vôi sống có công thức hóa học là CaO và khí thoát ra là CO2. Kết quả của thí nghiệm được ghi lại như sau:    - Khối lượng của chén nung rỗng là 30g.    - Khối lượng của chén nung và canxi cacbonat là 40g.    - Khối lượng của chén nung và CaO là 35,6g.    Hãy điền vào dấu chấm trong những câu sau:    + Khối lượng của CaO có trong chén sau khi nung là ….g.    + Số mol của CaO là …    + Khối lượng khí CO2 thoát ra sau phản ứng là ….g.    + Số mol của CO2 là …..    + Phân tử canxi cacbonat bị phân tử thành CaO và CO2, có tỉ lệ số phân tử CaO/ số phân tử CO2 là …/…
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung hợp chất canxi cacbonat trong một chén nung, người ta thu được vôi sống có công thức hóa học là CaO và khí thoát ra là CO2. Kết quả của thí nghiệm được ghi lại như sau:

   - Khối lượng của chén nung rỗng là 30g.

   - Khối lượng của chén nung và canxi cacbonat là 40g.

   - Khối lượng của chén nung và CaO là 35,6g.

   Hãy điền vào dấu chấm trong những câu sau:

   + Khối lượng của CaO có trong chén sau khi nung là ….g.

   + Số mol của CaO là …

   + Khối lượng khí CO2 thoát ra sau phản ứng là ….g.

   + Số mol của CO2 là …..

   + Phân tử canxi cacbonat bị phân tử thành CaO và CO2, có tỉ lệ số phân tử CaO/ số phân tử CO2 là …/…


Đáp án:

 - Khối lượng của CaO có trong chén sau khi nung là: 36,6 – 30 = 5,6(g)

   - Số mol: nCaO = 0,1 mol

   - Khối lượng khí CO2 thoát ra sau phản ứng: 40 – 35,6 = 4,4(g)

   - Số mol của khí CO2: nCO2 = 0,1 mol

   - Phân tử canxi cacbonat bị phân hủy thành CaO và CO2, có tỉ lệ số phân tử CaO:số phân tử CO2 là 1:1.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để tạo thành axit axetic từ rượu nhạt cần chất xúc tác là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để tạo thành axit axetic từ rượu nhạt cần chất xúc tác là gì?


Đáp án:

Giấm là dung dịch axit axetic loãng.

Để tạo thành axit axetic từ rượu nhạt cần men giấm làm xúc tác.

Xem đáp án và giải thích
Khi thủy phân 0,01 mol este X ( chỉ chứa este) cần vừa đủ 1,2g NaOH thu được rượu đa chức và một muối của axit đơn chức. Mặt khác thủy phân 6,35g X cần vừa đủ 3g NaOH và được 7,05g muối. Tìm Este đó?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi thủy phân 0,01 mol este X ( chỉ chứa este) cần vừa đủ 1,2g NaOH thu được rượu đa chức và một muối của axit đơn chức. Mặt khác thủy phân 6,35g X cần vừa đủ 3g NaOH và được 7,05g muối. Tìm Este đó?


Đáp án:

nNaOH = 0,03 = 3 n este ⇒ este 3 chức, mà thủy phân X thu được muối của axit đơn chức ⇒ X có dạng (RCOO)3R’

(RCOO3R’ + 3NaOH → 3RCOONa + R’(OH)3

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mrượu = meste + mNaOH – mmuối= 6,35 + 3 – 7,05 = 2,3g

nrượu = 1/3 nNaOH = 3/3.40 = 0,025

Mrượu = 2,3: 0,025 = 92 ⇒ R’ = 41 (-C3H5)

nRCOONa = nNaOH = 0,075 ⇒ MRCOONa = 94 ⇒ R=27 (-C2H3)

⇒ X là: (C2H3COO)3C3H5

Xem đáp án và giải thích
Cho từ từ 200ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa Na2CO3 được dung dịch X và 1,12 lít CO2 đktc. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch X được m gam kết tủa. Tìm m
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho từ từ 200ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa Na2CO3 được dung dịch X và 1,12 lít CO2 đktc. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch X được m gam kết tủa. Tìm m


Đáp án:

Cho từ H+ vào CO32- xảy ra phản ứng theo thứ tự:

H+ + CO32- → HCO3- (1)

H+ + HCO3- → CO2 + H2O (2)

nH+ = nCO2 + nHCO3- (1) = 0,2 mol

⇒ nHCO3- (1) = 0,15 mol

nHCO3- dư = nHCO3- (1) - nHCO3- (2) = 0,15 – 0,05 = 0,1 mol

nCaCO3 = nHCO3- dư = 0,1 mol ⇒ m = 10 gam

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm tạo kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các thí nghiệm sau: (1). Cho AgNO3 vào dung dịch HF. (2). Sục khí CO2 vào dung dịch natri aluminat. (3). Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(OH)2. (4). Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3. (5). Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch Cu(OH)2. (6). Cho Mg vào dung dịch Fe(NO3)3 dư. Số thí nghiệm sau khi phản ứng hoàn toàn cho kết tủa là:

Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?


Đáp án:

CuO + H2 --t0--> Cu + H2O (1)

Vì chất rắn X tác dụng với HNO3 tạo ra khí NO =>X phải có CuO và Cu dư

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (2)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (3)

Ta có: nNO = 0,2 mol.

Theo (2): nCu = 3/2nNO= 0,3; nHNO3= 8/3nNO= 0,8 (mol).

Theo (3): nCuO= 1/2nHNO3= 1/2(1−0,8) = 0,1

=> nCuO ban đầu= nCuO + nCu dư = 0,1 + 0,3 = 0,4 (mol)

Hiệu suất của quá trình khử CuO là : H = 0,3/0,4.100 = 75%.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…