Những trường hợp bị say hay chết do ăn sắn có một lượng nhỏ HCN (chất lỏng không màu, dễ bay hơi và rất độc). Lượng HCN tập trung nhiều ở phần vỏ sắn. Để không bị nhiễm độc HCN do ăn sắn, khi luộc sắn cần làm gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những trường hợp bị say hay chết do ăn sắn có một lượng nhỏ HCN (chất lỏng không màu, dễ bay hơi và rất độc). Lượng HCN tập trung nhiều ở phần vỏ sắn. Để không bị nhiễm độc HCN do ăn sắn, khi luộc sắn cần làm gì?


Đáp án:

Tách bỏ vỏ rồi luộc, khi nước sôi nên mở vung khoảng 5 phút.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối và cho biết X thuộc nguyên tố nào? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối và cho biết X thuộc nguyên tố nào? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.


Đáp án:

Nguyên tử khối của N = 14 đvC

⇒ Nguyên tử khối của X = 2 x 14 = 28 (đvC)

Vậy X là nguyên tố silic (Si)

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm axit fomic và etanol. a) Cho 9,2 g hỗn hợp X tác dụng với Na dư thì thu được bao nhiêu lít khí (đktc )? b) Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào 46 g hỗn hợp X, đun nóng để thực hiện phản ứng este hoá. Khối lượng este thu được lớn nhất khi tỉ lệ số mol hai chất trong hỗn hợp X bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm axit fomic và etanol.

a) Cho 9,2 g hỗn hợp X tác dụng với Na dư thì thu được bao nhiêu lít khí (đktc )?

b) Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào 46 g hỗn hợp X, đun nóng để thực hiện phản ứng este hoá. Khối lượng este thu được lớn nhất khi tỉ lệ số mol hai chất trong hỗn hợp X bằng bao nhiêu?





Đáp án:

a) 

nhỗn hợp X= 0,2 mol

 

nhỗn hợp X = 0,1 mol

Số mol este lớn nhất khi 

 

 




Xem đáp án và giải thích
hất X chứa C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC: mO = 3: 2 và khi đốt cháy hết X thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích VCO2: VH2O = 4: 3 ( các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Biết X đơn chức, mạch hở và sau khi thủy phân X bởi dung dịch NaOH thu được rượu bậc 1. Tìm công thức cấu tạo của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

hất X chứa C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC: mO = 3: 2 và khi đốt cháy hết X thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích VCO2: VH2O = 4: 3 ( các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Biết X đơn chức, mạch hở và sau khi thủy phân X bởi dung dịch NaOH thu được rượu bậc 1. Tìm công thức cấu tạo của X?


Đáp án:

Gọi CTPT của X là: CxHyOz

mC: mO = 3: 2⇒ 12x: 16z = 3: 2 ⇒ z = x/2

VCO2: VH2O = 4: 3 ⇒ x: y/2 = 4: 3 ⇒ y = 3/2x

⇒x: y: z = 2: 3: 1 ⇒ CTĐG của X là: C2H3O

X là đơn chức, mạch hở, phản ứng với NaOH sinh ra rượu vậy X là este đơn chức ⇒ CTPT của X là: C4H6O2

⇒ CTCT: CH2-CH – COOCH3 hoặc HCOOCH2 – CH=CH2

Xem đáp án và giải thích
Nêu tính chất hóa học đặc trưng và những ứng dụng của amoniac. Tại sao người ta nói amoniac là một bazơ yếu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu tính chất hóa học đặc trưng và những ứng dụng của amoniac. Tại sao người ta nói amoniac là một bazơ yếu?


Đáp án:

Tính chất hóa học của NH3

Tính bazơ yếu: NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-

NH3+HCl → NH4 Cl (bốc khói trắng)

AlCl3 + 3NH3+H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4 Cl

Cu(NO3)2 + 2NH3+H2O → Cu(OH)2↓+2NH4 Cl

Khả năng tạo phức:

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3 )4](OH)2

dung dịch xanh thẫm

Tính khử: 2NH3+3CuO → (to) 3Cu+N2+3H2O (2N3--6e → N2)

2NH3+3Cl2 → N2+6HCl(2N3--6e → N2 )

Ứng dụng

NH3 được sử dụng để làm sản xuất HNO3 phân bón, điều chế N2H4 làm nhiên liệu cho tên lửa.

NH3 lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.

NH3 là một bazơ yếu.

Với cùng nồng độ thì nồng độ OH- do NH3 tạo thành nhỏ hơn nhiều so với NaOH. NH3 bị bazơ đẩy ra khỏi dung dịch muối → NH3 là một bazơ yếu.

NH4 NO3+NaOH → NaNO3+NH3 ↑ + H2O

 

Xem đáp án và giải thích
Tại sao kim loại bị ăn mòn? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới ăn mòn kim loại? Lấy ví dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao kim loại bị ăn mòn? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới ăn mòn kim loại? Lấy ví dụ minh họa.


Đáp án:

a) Nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại: Trong không khí có oxi, trong nước mưa thường có axit yếu do khí CO2, SO2 và một số khí khác hòa tan. Trong nước biển thường có một số muối như NaCl, MgCl2 ... Những chất này đã tác dụng với kim loại hoặc hợp kim sắt có màu nâu, xốp, giòn làm đồ vật bằng sắt bị ăn mòn.

b) Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn.

(1) Ảnh hưởng các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh, chậm hoặc không xảy ra phụ thuộc vào môi trường. Ví dụ: Xe đạp, xe honđa ở vùng biển dễ bị gỉ nhanh hơn so với vùng ở sâu trong đất liền.

(2) Ảnh hưởng của thành phần kim loại: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của kim loại.

Đồ dùng bằng hợp kim Fe lẫn kim loại khác bị ăn mòn nhanh hơn so với đồ dùng bằng Fe.

(3) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.

Ví dụ: Thanh sắt trong lò than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…