Cho các khái niệm: Xà phòng bột, xà phòng, bột giặt tổng hợp, chất tẩy rửa tổng hợp. Khái niệm nào khác với 3 khái niệm còn lại?
Câu A. Xà phòng bột.
Câu B. Xà phòng. Đáp án đúng
Câu C. Bột giặt tổng hợp.
Câu D. Chất tẩy rửa tổng hợp.
Khái niệm nào khác với 3 khái niệm còn lại là xà phòng Þ Đáp án: B
Cho 33,2 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,48 mol H2SO4 (loãng) thì thu được khí NO sản phẩm khử duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối sunfat. Cô cạn B thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Giải
Gọi số mol: Fe3O4: x mol, Fe(NO3)3: y mol, Cu: z mol
Giả sử muối tạo thành là CuSO4 (z mol), Fe2(SO4)3: 0,5.(3x + y) mol
Ta có: 232x + 242y + 64z = 33,2g (1)
BTNT S => 3.0,5(3x + y) + z = 0,48
→ 4,5x + 1,5y + z = 0,48 (2)
BT e ta có : x + 2z = 3nNO = 3.3y = 9y (BTNT N => nNO = 3y )
→ x - 9y + 2z = 0 (3)
Từ 1,2, 3 => x = 0,06 mol ; y = 0,04 mol ; z = 0,15 mol (Thỏa mãn)
→ m muối = mCuSO4 + mFe2(SO4)3 = 0,15.160 + 0,11.400 = 68 gam
Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hoá học của X, Y.
Kí hiệu số đơn vị điện tích hạt nhân của X là ZX , Y là ZY ; số nơtron (hạt không mang điện) của X là NX, Y là NY. Với XY2, ta có các phương trình:
tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178 → 2 ZX + 4 ZY + NX + 2NY = 178 (1)
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 → 2 ZX + 4ZY - NX 2 NY = 54 (2)
số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12 → 4 ZY - 2 ZX = 12 (3)
→ ZY = 16; ZX = 26
Vậy X là sắt, Y là lưu huỳnh. XY2 là FeS2
Hoà tan 0,12 mol FeCl3, 0,15 mol MgS04 và 0,16 mol A12(S04)3 vào dung dịch chứa 0,4 moi H2SO4 và 0,1 mol HCl được dung dịch X. Cho 254 ml dung dịch NaOH 10M vào X được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.
n Fe3+ = 0,12 mol n Mg2+ = 0,15 mol n Al3+ = 0,32 mol
n H+ =0,9 mol n OH- = 2,54 mol
Khi cho NaOH vào dd X thì:
(1) H+ + OH- → H2O
→ n OH- = n H+ = 0,9mol
(2) Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
→ n OH- = 3n Fe3+ = 3.0,12= 0,36mol
(3) Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2 ↓
→ n OH- = 2 n Mg2+ = 2.0,15=0,3mol
Từ (1),(2) và (3) → n OH- (dư) =2,54- 0,9- 0,36- 0,3= 0,98 mol
(4) Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
→ n OH- = 3n Al3+ = 3.0,32=0,96 mol
Do OH- dư 0,02 mol nên tiếp tục có pứ:
(5) Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
→ n Al(OH)3 = 0,32 -0,02= 0,3 mol
Vậy kết tủa gồm Fe(OH)3: 0,12 mol, Mg(OH)2: 0,15 mol, Al(OH)3: 0,3 mol
→ m ↓= 0,12.107+ 0,15.58+ 0,3.78 = 44,94g
Thủy phân hoàn toàn 5,42 gam PX3 trong nước thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M. Biết rằng H3PO3 là một axit 2 nấc. Công thức của PX3 là gì?
PX3 (x) + 3H2O → H3PO3 (x) + 3HX (3x mol)
2NaOH + H3PO3 → Na2HPO3 + 2H2O
NaOH + HX → NaX + H2O
nNaOH = 2nH3PO3 + nHX = 5x = 0,1 ⇒ x = 0,02 mol
PX3 = 5,42 : 0,02 = 271 ⇒ X = 80 ⇒ Br ⇒ PBr3
Cho 6,88 gam hỗn hợp chứa Mg và Cu với tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 5 vào dung dịch chứa 0,12 mol Fe(NO3)3. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là:
Câu A. 5,12
Câu B. 3,84
Câu C. 2,56
Câu D. 6,96
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet