Dung dịch A chứa đồng thời 3 cation là K+,Cu2+,Ag+(trong muối nitrat) có nồng độ lần lượt là 0,1 M, 0,2M và 0,3M. Lấy 3,25 g bột Zn cho vào200 ml dung dịch A, khuấy nhẹ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp kim loại M và dung dịch B có thể tích bằng dung dịch A đã dùng. Xác định nồng độ mol của các cation kim loại trong dung dịch B.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch A chứa đồng thời 3 cation là (trong muối nitrat) có nồng độ lần lượt là 0,1 M, 0,2M và 0,3M. Lấy 3,25 g bột Zn cho vào200 ml dung dịch A, khuấy nhẹ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp kim loại M và dung dịch B có thể tích bằng dung dịch A đã dùng. Xác định nồng độ mol của các cation kim loại trong dung dịch B.



Đáp án:

[Zn2+]=0,25M;

[Cu2+ dư]= 0,1 M.


Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

So sánh sự ăn mòn hoá học với sự ăn mòn điện hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh sự ăn mòn hoá học với sự ăn mòn điện hoá học.



Đáp án:

Điều kiện xảy ra ăn mòn

Thường xảy ra ở những thiết bị lò đốt hoặc những thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với hơi nước và khí oxi

 Các điện cực phải khác nhau, có thể là cặp hai kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại - phi kim hoặc cặp kim loại - hợp chất hóa học (như Fe3C). Trong đó kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn sẽ là cực âm.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn, các điện cực phải tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

Cơ chế của sự ăn mòn

Thiết bị bằng Fe tiếp xúc với hơi nước, khí oxi thường xảy ra phản ứng:
3Fe + 4H2O   Fe3O4 + 4H2
3Fe + 2O2   Fe3O4

- Sự ăn mòn điện hóa một vật bằng gang (hợp kim Fe- C) (hoặc thép) trong môi trường không khí ẩm có hòa tan khí CO2, SO2, O2... sẽ tạo ra một lớp dung dịch điện li phủ bên ngoài kim loại.
- Tinh thế Fe (cực âm), tinh thể C là cực dương.
Ở cực dương: xảy ra phản ứng khử:
2H+ + 2e → H2 ;

O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Ở cực âm: xảy ra phản ứng oxi hóa: 
Fe → Fe2+ + 2e
Những Fe2+ tan vào dung dịch chứa oxi → Fe3+ và cuối cùng tạo gỉ sắt có thành phần Fe2O3.nH2O

Bản chất của sự ăn mòn

Là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các e của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường, ăn mòn xảy ra chậm

Là sự ăn mòn kim loại do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện.
Mòn điện hóa xảy ra nhanh hơn ăn mòn hóa học.




Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 14,6g chất X gồm C, H, O thu được 1,344 lít khí CO2 (ở đktc) và 0,90g H2O. Tỉ khối hơi của X so với Hiđro bằng 73. Biết khi thủy phân 0,1 mol X bằng dung dịch KOH, ta có thể thu được 0,2 mol rượu etylic và 0,1 mol muối Y. Tìm công thức cấu tạo của chất X ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 14,6g chất X gồm C, H, O thu được 1,344 lít khí CO2 (ở đktc) và 0,90g H2O. Tỉ khối hơi của X so với Hiđro bằng 73. Biết khi thủy phân 0,1 mol X bằng dung dịch KOH, ta có thể thu được 0,2 mol rượu etylic và 0,1 mol muối Y. Tìm công thức cấu tạo của chất X ?


Đáp án:

dX/H2 = 73 ⇒ MX = 146 ⇒ nX = 0,01 mol

nCO2 = 0,06 mol; nH2O = 0,05 mol

Gọi CTPT X: CxHyOz

CxHyOz → xCO2 + y/2 H2O

0,01         0,01x        0,005y (mol)

0,01x = 0,06 ⇒ x = 6;

0,005y = 0,05 ⇒ y =10

MX = 146 ⇒ z = 4 ⇒ CTPT X: C6H10O4

thủy phân 0,1 mol X bằng dung dịch KOH, ta có thể thu được 0,2 mol rượu etylic và 0,1 mol muối Y ⇒ X là este của axit hai chức và rượu ancol etylic

⇒ X: C2H5OOC – COOC2H5

Xem đáp án và giải thích
Bài toán amin tác dụng với dung dịch HCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl x mol/lít, thu được dung dịch chứa 15,6 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là


Đáp án:
  • Câu A. 0,5.

  • Câu B. 1,5

  • Câu C. 2,0

  • Câu D. 1,0

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, nóng, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Sau phản ứng thu được 1 gam chất rắn và dung dịch chứa 27 gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, nóng, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Sau phản ứng thu được 1 gam chất rắn và dung dịch chứa 27 gam muối. Giá trị của m là

Đáp án:

Chất rắn là Fe dư
=> muối là Fe(NO3)2 = 0,15 mol
=> mFe= 0,15.56 + 1 = 9,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Khi oxi hoá hoàn toàn 5,00 g một chất hữu cơ, người ta thu được 8,40 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 g H2O. Phần trăm của C, H, O lần lượt là :
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi oxi hoá hoàn toàn 5,00 g một chất hữu cơ, người ta thu được 8,40 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 g H2O. Phần trăm của C, H, O lần lượt là


Đáp án:

Số mol CO2 = 8,40/22,4 = 0,375 mol => nC = nCO2 = 0,375 mol => mC = 4,5 gam

nH2O = 4,5/22,4 = 0,25 mol => mH = 0,25.2 = 0,5 gam

Bảo toàn khối lượng: mHCHC = mC + mO + mH => mO= mHCHC - mC- mH = 5 - 4,5 -0,5 = 0

Vậy trong HCHC không có oxi

%mC = 4,5/5.100% = 90%

%mH = 0,5/5.100% = 10%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…