Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe(OH)y + H2SO4 → Fex(SO4)y + H2O
a) Hãy biện luận để thay x, y (biết rằng x ≠ y) bằng các chỉ số thích hợp rồi lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ só phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng (tùy chọn).
a) Fe có hóa trị II và III còn có nhóm (SO4) có hóa trị II
Mà x # y → x = 2 và y = 3 là hợp lí.
Phương trình hóa học sau:
2Fe(OH)3 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
b) Số phân tử Fe(OH)3: số phân tử H2SO4 = 2:3
Số phân tử Fe(OH)3:số phân tử Fe2(SO4)3 = 2:1
Số phân tử H2SO4 : số phân tử Fe2(SO4)3 = 3:1
Số phân tử H2SO4 : số phân tử H2O = 3:6 = 1:2
Sắt để trong không khí ẩm dễ bị gỉ ( xem câu c, bài tập 12.2).
Hãy giải thích vì sao ta có thể phòng chống gỉ bằng cách bôi dầu, mỡ trên bề mặt các đồ dùng sắt.
Sắt bị gỉ do sắt tiếp xúc với nước và oxi (trong không khí ẩm) nên có phản ứng hóa học xảy ra và tạo thành chất có màu đỏ nâu.
Việc bôi dầu, mỡ, … trên bề mặt các dụng cụ bằng sắt là ngăn cách không cho sắt tiếp xúc với không khí ẩm nên không cho phản ứng hóa học xảy ra và sắt không bị gỉ.
Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
Câu A. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hoá-khử.
Câu B. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
Câu C. Ăn mòn hoá học phát sinh dòng điện.
Câu D. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử.
Khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật, nhiều người bệnh thường được truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
Câu A. glucozơ.
Câu B. saccarozơ.
Câu C. amino axit.
Câu D. amin.
Một hợp chất oxit của sắt có thành phần về khối lượng nguyên tố sắt so với oxi là 7:3. Vậy hợp chất đó có công thức hoá học là gì?
Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là Fe2On
Giả sử có 1 mol Fe2On.
=> Khối lượng của Fe trong hợp chất là: 56.2 = 112 gam.
Khối lượng của O trong hợp chất là: 16.n gam.
Ta có: mFe : mO = 7 : 3 hay 112/16n = 7/3
=> n = 3
Công thức oxit cần tìm là Fe2O3
Xét phản ứng : 2NO2 (k) ⇆ N2O4 (k). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí thu được so với H2 ở nhiệt độ t1 là 27,6; ở nhiệt độ t2 là 34,5 (t1 > t2). Có 3 ống nghiệm đựng khí NO2 (có nút kín). Sau đó : Ngâm ống thứ nhất vào cốc nước đá; ngâm ống thứ hai vào cốc nước sôi; ống thứ ba để ở điều kiện thường. Một thời gian sau, ta thấy hiện tượng gì?
Ở nhiệt độ t2 hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 lớn hơn nhiệt độ t1 ⇒ ở nhiệt độ t2 có lượng N2O4 lớn hơn ở nhiệt độ t1. Mà t1 > t2 ⇒ khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (tạo thành N2O4 không màu); khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (tạo thành NO2 màu nâu).
Như vậy, ống thứ nhất có màu nhạt nhất, ống thứ hai có màu đậm nhất.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB